Page 4 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 4

Khuyến khích họ đẻ thường vì một trong những lý do làm tăng tỷ lệ mổ đẻ chính là mổ
                  đẻ cũ. Theo dõi và đỡ đẻ thường là nhiệm vụ, chức trách của Hộ sinh. Ở đâu người Hộ
                  sinh làm tốt công tác này, ở đó tỷ lệ đẻ thường tăng lên. Việt Nam là một quốc gia
                  đang nỗ lực đẩy nhanh số lượng các cuộc đẻ được chăm sóc bởi người đỡ đẻ có kĩ
                  năng và hoàn thành mục tiêu thiên niên kỉ nhằm giảm tỷ lệ tỷ vong ở trẻ em và nâng
                  cao sức khỏe bà mẹ. Việc nghiên cứu làm thế nào để các cuộc đẻ diễn ra an toàn là vai
                  trò nhiệm vụ của những người làm sản khoa, trong đó Hộ sinh giữ vai trò quan trọng.

               2. Các giai đoạn của chuyển dạ
                       Theo cổ điển, cuộc chuyển dạ là quá trình liên tục và được chia làm 3 giai đoạn:
               giai đoạn I (giai đoạn xóa mở cổ tử cung); giai đoạn II (giai đoạn xổ thai); giai đoạn III
               (giai đoạn xổ rau).
                       Gần đây các nhà sản khoa thấy rằng trong 2 giờ đầu sau đẻ là thời kì có nhiều
               nguy cơ cho mẹ và bé cần được theo dõi sát bởi người Hộ sinh nên được tính đó là giai
               đoạn IV của chuyển dạ Và đây cũng là thời gian Hộ sinh cần hỗ trợ cho trẻ bú sớm.
                       Điều quan trọng với người Hộ sinh, ngươ ̀ i ma ̀  luôn phải theo dõi sa ́ t chuyển da ̣  va ̀
               chăm so ́ c cho ngươ ̀ i phụ nư ̃  là đánh giá được đã chuyển dạ thực sự chưa? Khi nào đến
               giai đoạn có thể cho rặn đẻ? Làm gì với mẹ và bé sau khi thai xổ ra ngoài và nhận định
               được  các dấu hiệu của chuyển dạ bình thường, từ đó phát hiện ra các yếu tố bất bình
               thường để có hướng chăm sóc và xử trí phu ̀  hợp.
               2.1. Giai đoạn I của chuyển dạ
                       Được tính từ khi bắt đầu có cơn co tử cung đều đặn gây hiện tượng xóa mở cổ tử
               cung cho tới khi cổ tử cung mở hết. Giai đoạn này được chia thành 2 thơ ̀ i ki là: pha tiềm
                                                                                                ̀
               tàng và pha tích cực
                       - Pha tiềm tàng: được tính từ khi bắt đầu có chuyển dạ thực  sự đến khi cổ tử cung
               mở 3 cm. Ở thời kì này, cổ tử cung mở chậm, cơn co tử cung thưa và ngắn. Thời gian
               trung bình của thời kì này là 8 giờ. Tuy nhiên trong pha này cần xác định rõ thời điểm
               chuyển dạ thực sự vì nếu không khó đánh giá chính xác, đặc biệt ở người con rạ. Cần
               phân biệt với chuyển dạ giả.
                       - Pha  tích cực: tử khi CTC mở trên 3 cm đến khi CTC mở hết. Trong giai đoạn
               này, CTC mở nhanh hơn, trung bình cổ tử cung mở được 1cm/1 giờ đối với người con rạ,
               người con so có thể lâu hơn. Trung bình pha này khoảng 7 giờ.
               2. 2. Giai đoạn II
                       - Được tính từ khi cổ tử cung mở hết, ngôi lọt thấp cho tới lúc thai xổ xong. Trong
               giai đoạn này ngôi thai nhi đi xuống trong ống đẻ. Lúc đầu sản phụ cảm thấy tức nặng ở
               phần thấp của khung chậu (mót rặn) và cuối cùng là cảm giác thai nhi được đẩy ra ngoài.
               Giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 phút cho tới 30 phút hoặc tối đa 1 giờ. Ngày nay việc
               áp dụng giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể làm cho
               giai đoạn xổ thai kéo dài hơn.
               2.3. Giai đoạn III
                       Được  tính  từ  sau  khi  thai  xổ  ra  ngoài  tới  khi  rau  xổ  hoàn  toàn,  thời  gian  này
               khoảng 30 phút và có thể kéo dài hơn đến tối đa là một giờ. Khi tiêm oxytocin cho sản




                                                              3
   1   2   3   4   5   6   7   8   9