Page 78 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 78

  Gây tê ngoài màng cứng: Kỹ thuật khó nhưng có nhiều lợi điểm do ít tác dụng
                         phụ, thuốc không vào máu, không đến được thai. Nên phương pháp này hay
                         được chọn lựa, nhất là trong trường hợp mổ lấy thai ở bệnh nhân vết mổ cũ, tiên
                         lượng cuộc mổ kéo dài do vết mổ cũ gây dính phải gỡ dính.
                          Tê tuỷ sống: Kỹ thuật đơn giản hơn, duy trì lâu và thuốc cũng không qua được
                         thai nhi, các cơ được thư giãn tốt. Nhưng lại có nhiều tác dụng phụ hơn, nhất là
                         tụt huyết áp. Do đó không thích hợp với những trường hợp choáng, mẹ mất máu
                         nhiều, thiếu máu, huyết áp không ổn định hoặc trường hợp suy thai.
                          Mê nội khí quản: Thời gian chuẩn bị ngắn, thích hợp cho mổ cấp cứu, ít tác
                         dụng phụ. Nhưng thuốc qua rau thai, đến thai, vì vậy kể từ lúc khởi mê đến lúc
                         lấy em bé không được quá 5-7 phút. Người ta không chọn mê nội khí quản cho
                         những trường hợp dự kiến là khó khăn, cho bệnh nhân có bệnh lý về bệnh lý hô
                         hấp hoặc gan-thận.
                     - Cho dù các bác sĩ và sản phụ lựa chọn phương pháp vô cảm nào thì người hộ sinh
               cũng cần biết:
                          Kỹ thuật gây tê vùng được khuyến khích: Gây mê toàn thân nguy cơ xảy ra
                         biến chứng nhiều hơn so với gây tê vùng.
                          Luôn chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng cho những trường hợp nguy cơ đặt NKQ khó.
                          Trường hợp gây mê toàn thân: Dễ nguy cơ hít phải dịch dạ dày nên ngoài việc
                         giảm nguy cơ bằng cách trung hoà acid dạ dày bằng citrat natri hoặc giảm tiết
                         dịch bằng cimetidine, ranitidine, người hộ sinh cần tư vấn chế độ nhịn ăn trước
                         khi mổ hoặc chuẩn bị cho dạ dày rỗng trước khi mổ bằng hút dịch dạ dày.
                          Duy trì huyết động người mẹ bình thường bằng cách đặt nằm nghiêng trái và
                         đặt đường truyền dịch.
                          Kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ: Nếu không có nhiễm khuẩn,
                         tốt nhất nên dùng kháng sinh dự phòng (nên dùng đường tĩnh mạch sau khi đã
                         cặp rốn).
                          Dự phòng tắc mạch: Nên dùng heparine trọng lượng phân tử thấp ở sản phụ có
                         nguy cơ cao như có bệnh lý tim mạch, tiền sản giật, sản giật không có rối loạn
                         đông máu, bệnh béo phì. Trong chăm sóc hộ sinh chú ý hướng dẫn vận động
                         sớm dự phòng biến chứng này.

               2. Sơ đồ lựa chọn kỹ thuật vô cảm trong mổ lấy thai
                     Trong sơ đồ lựa chọn phương pháp vô cảm cho mổ lấy thai, thông thường gây tê
               vùng được ưu tiên lựa chọn, nhưng trong một số trường hợp tối cấp cứu, gây mê toàn
               thân là biện pháp tối ưu. Bởi vậy lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc cơ sở vật chất,
               trình độ bác sĩ, mong muốn của sản phụ và đặc biệt nó còn tùy thuộc chỉ định sản khoa.

               2.1. Sơ đồ






                                                             77
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83