Page 80 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 80

-  Cấp cứu không thể chậm trễ: Thời gian 10 - 15 phút
                          Nguyên nhân con: Suy thai cấp nhưng điều trị có cải thiện (tim thai chậm có
                         hồi phục).
                          Nguyên nhân mẹ: Dọa vỡ tử cung, sản giật
                          Nguyên nhân khác: Thất bại lấy thai bằng forcép hoặc ventouse, ngôi mông
                         mắc đầu hậu.
                         Trường hợp này sự chuẩn bị của Hộ sinh phải rất nhanh để có thể chuyển kịp
                         sản phụ sang phòng mổ an toàn để phẫu thuật cứu sống mẹ và con
                     -  Cấp cứu  nhưng có thời gian chuẩn bị: Thời gian trên 30 phút
                          Nguyên nhân cơ học: Cổ tử cung không tiến triển trong khi chuyển dạ, ngôi
                         không  lọt  do  bất  tương  xứng  đầu  chậu,  khối  u  tiền  đạo;  Thất  bại  khởi  phát
                         chuyển dạ,
                          Nguyên nhân mẹ: Tăng huyết áp, có chỉ định mổ lấy thai khi chuyển dạ.
                          Nguyên nhân thai: Suy thai mạn, bất đồng nhóm máu Rhésus.
                     Mổ lấy thai được ghi nhận xảy ra nhiều biến chứng cho mẹ, nhất là mổ trong tình
               huống cấp cứu. Các chỉ định mổ lấy thai nhiều và đa dạng nhưng thường hay gặp là chỉ
               định  trong  trường  hợp  suy  thai  cần  lấy  thai  ra  nhanh.  Khi  có  chỉ  định  mổ,  người  mẹ
               thường lo lắng, bởi vậy phải thường xuyên động viên, an ủi, trấn an tinh thần cho người
               mẹ và gia đình của họ.
                     Trong một số chỉ định mổ lấy thai cấp cứu (mất máu nặng, rau tiền đạo, vỡ tử cung,
               tắc mạch do nước ối...) Có nguy cơ chảy máu cao người ta khuyên nên lấy tối thiểu hai
               đường truyền tĩnh mạch.
                     Sự kết hợp giữa bác sĩ gây mê và bác sĩ sản khoa giúp chọn phương pháp gây mê
               phù hợp. Phải tính đến nhiều tiêu chuẩn, nhất là mức độ cấp cứu cần phải lấy con ra trong
               vòng trước hay sau 10 phút. Cần lấy con ra trong thời gian dưới 10 phút thì gây mê toàn
               thân gần như là lựa chọn bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người gây mê có kinh nghiệm thì có
               thể thực hiện gây tê tuỷ sống được.
                     Nếu có thể chậm trễ trên 10 phút thì gây tê vùng được lựa chọn. Nếu không có
               catheter ngoài màng cứng thì gây tê tủy sống là kỹ thuật được lựa chọn.
                     Để các bác sĩ có thể đạt được điều này, vai trò Hộ sinh là vô cùng quan trọng và cần
               thiết bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật được kịp thời
               gian và an toàn cho sản phụ. Khi tiếp nhận sản phụ nhập viện hay theo dõi tại phòng đẻ
               của các cơ sở y tế , Hộ sinh cần tư vấn trước cho sản phụ và người nhà để họ biết tình
               trạng sức khoẻ, tình trạng chuyển dạ để họ chuẩn bị về tinh thần và các yếu tố khác. Đặc
               biệt Hộ sinh cần chuẩn bị tốt cho sản phụ như bảo đảm dạ dày rỗng (nếu gây mê nội khí
               quản), chuẩn bị vệ sinh vùng nếu có có sử dụng gây tê vùng...để khi cuộc mổ được tiến
               hành sẽ thuận lợi nhất cho phẫu thuật viên và an toàn nhất cho người bệnh.

               3. Gây mê toàn thân
                     - Chỉ định: Cho các trường hợp cần lấy thai ra trước 10 phút.
                     - Chuẩn bị: Người Hộ sinh cần:
                          Giải thích cho gia đình và sản phụ



                                                             79
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85