Page 82 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 82
- Do tác dụng ức chế giao cảm gây giãn mạch khi dãn mạch quá mạnh hay ức chế
vào thần kinh giao cảm chi phối tim sẽ gây nhịp chậm và làm tụt huyết áp.
- Ðề phòng: Truyền dịch trước khi chọc tuỷ sống khoảng 500 đến 1000ml dung
dịch NaCl 0.9% hoặc dung dịch Ringer lactat.
- Ðiều trị: Nếu tụt huyết áp thì kê cao 2 chân để cải thiện tuần hoàn trở về, hoặc
dùng éphédrine 5 - 10mg tiêm tĩnh mạch có thể lặp lại nếu cần. Bù dịch tinh thể 500 -
1000ml theo huyết áp hoặc dịch keo (Gélofusine, HEA 6% - 10%). Atropine (0,5 - 1mg)
nếu mạch chậm. Nếu huyết áp chưa lên có thể dùng adrenaline.
5.2.2. Buồn nôn và nôn
- Thông thường do tụt huyết áp hoặc do thay đổi áp lực nội sọ hoặc tác dụng phụ
của thuốc (họ morphine).
- Xử trí: Nâng huyết áp bằng bù dịch và éphedrine hoặc thuốc chống nôn
(primperan, atropine...).
5.2.3. Nhức đầu
- Ðau đầu xuất hiện sau 24 - 48 giờ, do rách màng cứng làm mất dịch não tuỷ.
- Ðề phòng: Dùng kim càng nhỏ càng tốt, khi chọc phải để vát kim không cắt đứt
màng cứng rộng để tránh rò rỉ dịch não tuỷ. Truyền dich trước để bảo đảm khối lượng
tuần hoàn.
- Chăm sóc:
Nằm bất động tại giường.
Tránh kích thích
Bù dịch
Dùng thuốc giảm đau, cafeine 200 - 400mg tiêm tĩnh mạch, nếu không đỡ có
thể lặp lại sau 3 giờ hoặc uống.
Dùng phương pháp Blood – Patch: Bằng cách lấy khoảng 10 - 20ml máu của
bệnh nhân rồi bơm vào khoang ngoài màng cứng ở chỗ đã chọc kim tuỷ sống để
bịt lỗ thủng không cho dịch não tuỷ thoát ra ngoài.
5.2.4. Bí tiểu
- Thông thường do tác dụng phụ của thuốc tê và nhất là thuốc họ morphine. Thuốc
làm tăng trương lực cơ thắt cổ bàng quang và ức chế đám rối cùng gây bí đái.
- Xử trí: Chườm nóng, dùng thuốc prostigmine, đặt ống thông tiểu và bơm rửa kích
thích bàng quang.
5.2.5. Ðau chỗ chọc vùng lưng
- Do tổn thương dây chằng hoặc tổ chức da, dưới da.
- Ðề phòng: Chọc kim nhỏ, tránh chọc nhiều lần.
- Ðiều trị: Dùng thuốc giảm đau và an thần như trên.
5.2.6. Các biến chứng thần kinh
81