Page 81 - Giao trinh- Chăm sóc chuyển dạ
P. 81
Trấn an tinh thần cho sản phụ
Thực hiện các thủ tục hành chính
Đặc biệt chú ý kiểm tra để là rỗng dạ dày tránh nguy cơ trào ngược khi thực
hiện các kĩ thuật gây mê
- Trong suốt quá trình gây mê cần chú ý một số điểm sau đây:
Cung cấp đủ oxy.
Chuẩn bị sẵn máy hút
Phát hiện đặt nội khí quản khó, chuẩn bị sẵn phương tiện để xử trí đặt nội khí
quản khó khi khám không phát hiện ra. Sử dụng ống nội khí quản có đường
kính nhỏ hơn, số nhỏ hơn bình thường một số, thường dùng số 6.5 hoặc số 7.0.
Gây mê đủ sâu.
Theo dõi độ bão hòa oxy mao mạch (SpO2) qua monitor để khẳng định sản phụ
và thai đủ oxy
Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện để chăm sóc trẻ sơ sinh
4. Chỉ định và chống chỉ định Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng trong mổ
lấy thai
- Chỉ định: Cho tất cả các trường hợp mổ lấy thai trừ các chống chỉ định.
- Chống chỉ định
Bệnh nhân từ chối.
Sản phụ shock do mất máu cấp như chảy máu trong rau tiền đạo, rau bong non
hoặc vỡ tử cung.
Rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
Nhiễm khuẩn tại chỗ chọc, nhiễm khuẩn huyết.
Bất thường giải phẫu mà không thể chọc tuỷ sống được.
Bệnh tim nặng và thai nghén (suy tim, hẹp van động mạch chủ khít…)
Tiền sản giật nặng
Dị ứng thuốc tê.
Suy thai cấp cần lấy thai ra thật nhanh
5. Các biến chứng - Theo dõi - Chăm sóc một bệnh nhân sau mổ
5.1. Biến chứng khi chọc tuỷ sống và chăm sóc
- Thất bại: Không chọc được do vôi hoá, thoái hoá cột sống, gù, vẹo. Có thể chuyển
sang chọc đường bên hoặc chuyển qua phương pháp vô cảm khác.
- Chọc vào các rễ thần kinh: Khi tiến hành chọc, bệnh nhân có thể thấy đau chói,
giật chân một bên hoặc cả hai bên. Ta rút kim ra và chọc chỗ khác.
- Chọc vào mạch máu: Nếu kim có máu chảy ra, ta đợi một lúc nếu máu loãng dần
và trong trở lại thì ta tiêm thuốc. Nếu máu tiếp tục chảy thì rút kim ra và chọc chỗ khác.
5.2. Sau khi chọc tuỷ sống
5.2.1. Tụt huyết áp và mạch chậm
80