Page 34 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 34
Hình 5: Phụ nữ và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhất bởi khói thuốc thụ động
Kể từ năm 1980-2000, tỉ lệ tử vong do COPD ở phụ nữ Mỹ tăng nhanh hơn so với
nam, từ 20,1/100.000 phụ nữ tăng lên 56,7/100.000 phụ nữ. Ngoài ra, số phụ nữ phải
nhập viện điều trị cũng nhiều hơn nam, số phải vào phòng cấp cứu nhiều hơn và năm
2000 là năm ghi nhận lần đầu tiên số tử vong ở phụ nữ do COPD nhiều hơn nam.
Việt Nam có tỉ lệ nhiễm COPD cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với
hơn 3 triệu người mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 6,7% dân số. Căn nguyên là do nạn hút thuốc ở
Việt Nam kết hợp với mức ô nhiễm không khí đáng báo động tại các thành phố lớn, trong
đó 81% nam giới và 50,6% phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc hằng ngày, hoặc gián tiếp
hoặc trực tiếp. Ngoài ra, nguyên nhân còn do ô nhiễm không khí ngoài trời (như khí thải
của phương tiện giao thông, khói công nghiệp, khói từ đốt củi, phân động vật và chất thải
hoa màu), ô nhiễm không khí trong nhà (như khói từ bếp củi, than, nhất là than đá, dầu
hôi)...
2.9. Lao; Lao- HIV
2.9.1. Thực trạng về bệnh lao
Theo WHO, bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong ở phụ nữ nhiều nhất,
đã có gần 1 tỷ phụ nữ nhiễm lao với số mắc bệnh lao mới hằng năm là 2,5 triệu và số tử
vong khoảng 1 triệu, phần đông những người bị tử vong do bệnh lao đều ở lứa tuổi sinh
đẻ và nuôi con. Năm 2008, có khoảng 9,4 triệu ca lao mới. Phụ nữ chiếm khoảng 3,6 triệu
trường hợp.
Lao là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, thông qua ho, hắt hơi, nói hoặc sì mũi.
Nếu không được điều trị, một người bị lao thể hoạt động nhiễm cho 10-15 người khác ước
tính trong mỗi năm.
Lao có thể tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể, nhưng chỉ lao phổi có thể lây
cho người khác. Người có hệ thống miễn dịch suy giảm do suy dinh dưỡng hoặc các lý do
khác như nhiễm HIV tăng nguy cơ cao bị bệnh.
Lao có thể chữa được bằng điều trị thuốc thích hợp. Tỷ lệ điều trị lao khỏi trên
toàn cầu là 87%. Giữa những năm 1995 và 2008, 36 triệu người được điểu trị khỏi theo
DOTS, với hơn 6 triệu đã được cứu sống tới nay. Tuy nhiên, năm 2008 chỉ khoảng 61 %
ca lao ước tính được xác định theo chương trình DOTS. Tỷ lệ thấp nhất phát hiện ca bệnh
ở Châu Phi.
Lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu của những người bị HIV ở châu Phi. Phần
lớn người bị lao có HIV không biết tình trạng HIV của họ và không được tiếp cận với liệu
pháp kháng vi rút (ART, antiretroviral).
Lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là sự đe dọa đang gia tăng toàn cầu, cùng với sự
kết hợp đặc biệt nghiêm trọng ở những người bị HIV. MDR-TB đòi hỏi hóa trị liệu tốn
kém tới 2 năm, thường tạo ra các phản ứng phụ của thuốc. Lao kháng thuốc phạm vi rộng,
33