Page 38 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 38
- Nâng cao khả năng phát hiện lao ở phụ nữ bằng cách kết hợp thường quy sàng
lọc lao, liệu pháp ngăn ngừa bằng isoniazid và điều trị lao nhắm vào chăm sóc trước sinh
và các dịch vụ HIV như các dịch vụ phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
- Xác định và phân loại các thực hành tốt nhất trong lĩnh vực này như một phần
của tăng quy mô phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
- Các khu vực gánh nặng HIV cao, kết hợp sàng lọc lao, liệu pháp ngăn ngừa
isoniazid và giáo dục nhắm vào các điểm then chốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho
phụ nữ, chú trọng chăm sóc trước sinh, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các cơ sở
miễn dịch trẻ em
- Xác định các rào cản liên quan giới mà phụ nữ đối mặt với việc tiếp cận các dịch
vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao nhằm trao quyền hiệu quả cho họ tìm các dịch vụ và
điều trị triệt để. Hỗ trợ nghiên cứu các yếu tố liên quan giới tính làm tăng tính nhạy cảm
của phụ nữ với lao và các cản trở việc chẩn đoán và điều trị của họ. Lao là lĩnh vực quan
tâm trong nghiên cứu về HIV, cũng như phụ nữ.
- Thúc đẩy việc giám sát và đánh giá tốt hơn các chương trình lao và HIV để đảm
bảo rằng các rào cản liên quan giới tính được xác định và chú trọng, dữ liệu riêng về tuổi
và giới trên lao được thu thập và được sử dụng đầy đủ để cải thiện phòng và điều trị, và
các chỉ định được hài hòa.
- Tăng cường năng lực của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe, các tư vấn xét
nghiệm HIV, và các cán bộ y tế công cộng nhằm cung cấp cho phụ nữ cách phòng, sàng
lọc và điều trị lao và hiểu biết về điều trị như một phần công việc thường quy của họ với
phụ nữ trong những nơi có gánh nặng HIV cao.
- Huy động các tổ chức phụ nữ và các nhà ủng hộ sức khỏe phụ nữ tiếp tục làm
việc với đồng nhiễm lao/HIV ở phụ nữ và kết hợp tốt hơn các tổ chức này với với các
cộng đồng công tác với lao, HIV và sức khỏe phụ nữ. Đảm bảo kết hợp lao-HIV là điểm
then chốt của các chiến lược quốc gia các chính sách tài trợ phụ nữ và AIDS.
2.10. Các bệnh không lây nhiễm
Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều phải đang đối mặt với gánh nặng bệnh
tật kép là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (BKLN). Trong khi các bệnh lây
nhiễm đang có xu hướng giảm thì tỷ lệ mắc các bệnh KLN như: tim mạch, đái tháo
đường, ung thư, rối loạn tâm thần… đang tăng nhanh đến mức báo động.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ, đái tháo
đường typ 2, trên 40% các bệnh ung thư có thể được phòng ngừa thông qua việc ăn uống
hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn và không hút thuốc lá.
Tại Việt Nam, các BKLN tăng nhanh từ 42,65% (năm 1976) đến 60,65% (năm
2007); tỷ lệ tử vong do các BKLN tăng từ 44,71% (năm 1976) đến 60,13% (năm 2007).
Hiện nay, tỷ lệ tử vong do các BKLN cao gấp 4 lần so với các bệnh lây nhiễm. Số liệu từ
một khảo sát tại Việt Nam gần đây cho thấy gánh nặng của bệnh không lây nhiễm đang
37