Page 39 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 39
chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật ở nước ta, cao gấp 6 lần so với tổng gánh nặng bệnh
lây nhiễm, suy dinh dưỡng và các tình trạng bệnh lý bà mẹ và trẻ em.
2.10.1. Đái tháo đường
Tại Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường là một trong 5 bệnh gây tử vong nhiều nhất (ở Việt
Nam không có số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong của các bệnh khác nhau). Phụ nữ có bệnh
tiểu đường tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và biến chứng trong thời gian mang
thai. Đối với những người phụ nữ hiện tại không có bệnh tiểu đường, mang thai sẽ đem
lại nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi có thai (tiểu đường thai kỳ). Bệnh tiểu đường khi có
thai chiếm tỷ lệ 2% đến 5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ. Phụ nữ
đã có bệnh tiểu đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường typ 2 sau
này.
Những nguy cơ bệnh tim mạch – biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh tiểu
đường - nghiêm trọng hơn ở phụ nữ so với nam giới. Trong khi tử vong do styuiobệnh
tim ở phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường đã giảm được 27%, thì ở những phụ nữ mắc
bệnh tiểu đường biến chứng này tăng 23% trong vòng 30 năm qua.
Nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiễm toan ceton máu tăng 50% ở phụ nữ so với nam
giới. Nhiễm toan ceton máu phản ánh tình trạng kém kiểm soát đường máu và có thể dẫn
đến hôn mê. Đường máu tăng cao không dẫn đến nhiễm toan ceton mà chủ yếu là do thiếu
insulin. Trước kia, khi chưa có insulin, nhiễm toan ceton máu là nguyên nhân chủ yếu gây
tử vong của người tiểu đường.
Phụ nữ có bệnh tiểu đường tăng 7,6 lần khả năng bị bệnh mạch máu ngoại vi so
với phụ nữ không có bệnh tiểu đường. Bệnh mạch máu ngoại vi dẫn đến giảm lưu lượng
máu và dưỡng khí nuôi mô bàn chân và chân. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh mạch
máu ngoại vi là đau ở đùi, bắp chân, mông khi tập thể dục hoặc đi lại (khi nghỉ có thể hết
đau).
Mang thai làm gia tăng nhu cầu insulin trong cơ thể hơn bình thường, do sự gia
tăng sản xuất hóc - môn dẫn đến đề kháng insulin. Đối với phụ nữ có bệnh tiểu
đường, kiểm soát đường máu chặt chẽ trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang
thai là rất quan trọng cho sức khỏe của em bé và mẹ.
Nếu được chăm sóc tốt trước và trong khi mang thai, tỷ lệ dị tật bẩm sinh của con
chỉ là 0 – 5%. Ngược lại nếu không nhận được sự chăm sóc tốt, tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh có
thể đến 10% số trẻ sinh ra ở những phụ nữ mắc tiểu đường mang thai.
Khoảng 3 đến 5% trẻ sơ sinh của phụ nữ mắc tiểu đường bị tử vong trong vòng 28
ngày, so với 1,5% trẻ được sinh ra bởi phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường đẻ thai to (gấp 2 – 3 lần) so với phụ nữ
không mắc bệnh tiểu đường. Chính vì thai quá to nên họ cũng hay phải dùng cách mổ lấy
thai hơn là đẻ tự nhiên (gấp 3 – 4 lần) so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có tới 5 lần khả năng bị nhiễm độc thai nghén (một
rối loạn không rõ nguyên nhân thường được đánh dấu bằng tăng huyết áp, có đạm trong
38