Page 31 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng
P. 31

Tình trạng thai nghén còn là yếu tố gây nên sự tái phát xa do thể ngủ của ký sinh
                  trùng sốt rét ở trong gan khi bị nhiễm chủng loại Plasmodium vivax hoặc Plasmodium
                  ovale; gây nên cơn sốt rét bột phát do những thể vô tính hồng cầu ký sinh trùng sốt rét

                  tiềm ẩn của chủng loại Plasmodium malariae tồn tại ở trong máu nhiều năm sau khi rời
                  khỏi vùng sốt rét lưu hành.
                         Phụ nữ mang thai khi bị mắc bệnh sốt rét sẽ bị sốt cao, dễ gây nên sẩy thai, thai
                  chết  lưu  thường  hay  gặp  khi  bị  nhiễm  chủng  loại  ký  sinh  trùng  sốt  rét  Plasmodium
                  falciparum. Bệnh sốt rét sẽ làm gia tăng sự thiếu máu trong thai nghén, đặc biệt đối với
                  người phụ nữ mang thai lần đầu vào quý hai của thai kỳ do thiếu acid folic.
                          Hồng cầu nhiễm ký sinh trùng sốt rét bị vón kết trong nhau thai là nguyên nhân

                  của tình trạng viêm nhau thai, dẫn đến trẻ sơ sinh thiếu cân, đẻ non. Ký sinh trùng sốt rét
                  cũng có thể từ máu mẹ qua nhau thai xâm nhập vào thai nhi gây nên sốt rét bẩm sinh thực
                  thụ nhưng rất hiếm.
                         Nếu phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sốt rét không được phát hiện, chẩn đoán và
                  điều trị kịp thời thì nguy cơ chuyển sang sốt rét ác tính, gây hậu quả tử vong cho cả mẹ
                  lẫn  con  là  điều  không  thể  tránh  khỏi.  Khi  nhiễm  sốt  rét  do  chủng  loại  Plasmodium

                  falciparum sẽ gây tử vong cao ở thai nhi và tử vong cao ở phụ nữ mang thai do sốt rét ác
                  tính trong lần đầu tiên bị sốt rét sơ nhiễm.
                         Các nguyên nhân của tình trạng này đã được các nhà khoa học xác định là thai
                  nghén gây nên sự suy giảm miễn dịch cho cơ thể người mẹ. Đồng thời một số yếu tố của
                  nhau thai có thể tạo ra những điều kiện cho ký sinh trùng sốt rét sinh sản mạnh, phát triển
                  nhanh do lượng cortisol trong máu ở phụ nữ mang thai mắc sốt rét thường cao hơn người
                  phụ nữ không bị mắc sốt rét. Lượng kháng thể ức chế sự xâm nhập của ký sinh trùng non
                  merozoites đến nhau thai thường giảm vào cuối thời kỳ mang thai ở những phụ nữ có thai

                  lần đầu hoạc lần thứ hai.
                         Ngoài ra, những biến đổi ở nhau thai như tăng đại thực bào giữa các nhung mao và
                  đọng fibrine quanh các nhung mao chất sắc tố sốt rét có thể là những yếu tố dẫn đến sự
                  suy thai. Nhau thai còn có thể là một trong một số cơ quan duy trì được sự tồn tại của ký
                  sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum; đồng thời nhau thai cũng là một vị trí ưa thích

                  chọn lựa của ký sinh trùng sốt rét sinh sản và vón kết. Ký sinh trùng sốt rét có thể tương
                  tác với sự vận chuyển các chất dinh dưỡng qua nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi. Với sự
                  tắc nghẽn hồng cầu và ký sinh trùng sốt rét trong vi huyết quản của rau thai sẽ dẫn đến
                  tình trạng suy yếu rau thai cấp tính.
                  * Phụ nữ mang thai và sốt rét ác tính
                            Phụ nữ mang thai bị sốt rét ác tính có thể bị sẩy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ,
                  đẻ non; trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, thậm chí gây nên tử vong cả người mẹ. Ở vùng sốt
                  rét lưu hành nặng, phụ nữ mang thai vào quý một hoặc quý hai của thai kỳ có tỷ lệ nguy

                  cơ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét nhiều hơn các phụ nữ khác, mật độ của ký sinh trùng  ở
                  nhau thai thường nhiều hơn máu ngoại vi.
                                                                                                              30
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36