Page 28 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 28
Cao thuốc được bào chế bằng cách cô đặc các dịch chiết từ dược liệu.
Tuỳ theo hàm lượng nước còn chứa trong thành phẩm, người ta chia cao
thuốc thành các loại: cao khô, cao đặc, cao mềm, cao lỏng…
1.3. Các đường dùng thuốc
1.3.1. Uống
Là cách sử dụng thuận tiện, đơn giản và phổ biến nhất. Tuy nhiên thuốc
uống có nhược điểm là chậm xuất hiện tác dụng và dễ bị phá hủy bởi acid
dịch vị nên ít được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu.
1.3.2. Tiêm
Thuốc có thể được đưa vào cơ thể theo đường tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc
dưới da. Ưu điểm của đường đưa thuốc này là thuốc phát huy tác dụng nhanh,
tuy nhiên có thể gây đau đớn, tai biến và khó sử dụng.
1.3.3. Ngậm dưới lưỡi
Thuốc đưa theo đường ngậm dưới lưỡi có thể hấp thu nhanh trực tiếp
vào tuần hoàn trước khi qua gan để có thể bị phá hủy. Thường được dùng cấp
cứu trong một số bệnh như tim mạch.
1.3.4. Hít, xông, phun mù
Dùng thuốc đường hít, xông, phùn mù có ưu điểm là thuốc tác dụng tại
chỗ mà hầu như không gây các tác dụng toàn thân nguy hiểm vì thuốc hầu
như không được hấp thu vào máu. Đường đưa thuốc này phù hợp với một số
bệnh đường hô hấp (hen phế quản).
1.3.5. Đặt
Thuốc đặt là các thuốc được đưa trực tiếp vào cơ thể tại âm đạo hay
trực tràng, tại đó nhờ các tá dược dễ tan chảy ở nhiệt độ cơ thể thuốc được
giải phóng để gây tác dụng tại chỗ (thuốc đặt âm đạo) hoặc toàn thân (thuốc
đặt trực tràng).
1.3.6. Dùng tại chỗ
Là các thuốc có các dạng bào chế như thuốc mỡ, thuốc gel, thuốc nước,
kem bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt, mũi, tai v.v… dùng điều trị tại chỗ. Các
28