Page 27 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 27
hợp với mô hình bệnh tật của cả nước. Thuốc thiết yếu luôn sẵn có bất cứ lúc
nào với chất lượng đảm bảo, đủ số lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù
hợp, an toàn, giá cả hợp lý.
1.2. Các dạng bào chế thuốc
1.2.1. Các dạng bào chế rắn
Tuỳ theo hình dáng và quy cách bào chế, thông thường có các loại
thuốc viên như: viên nén, viên nang (nang cứng, nang mềm), viên hoàn, viên
tròn… Ngoài ra còn có các dạng bào chế khác như thuốc bột, thuốc cốm…
1.2.2. Các dạng bào chế lỏng
Gồm có thuốc tiêm, dịch truyền, thuốc nước, siro thuốc và rượu thuốc.
Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là chế phẩm vô khuẩn dùng cho đường tiêm
hoặc truyền tĩnh mạch. Thuốc nước có thể được bào chế dưới dạng dung dịch
(thuốc nhỏ mắt, mũi, thuốc súc miệng, họng…), hỗn dịch, thuốc hãm, thuốc
sắc. Siro thuốc là dung dịch đậm đặc có đường (> 60%) được hòa tan trong
nước, có các dược chất hoặc dịch chiết từ dược liệu, và các chất tạo mùi
thơm. Rượu thuốc là dạng thuốc lỏng được điều chế bằng cách ngâm dược
liệu (đã chế biến) trong rượu hoặc ethanol loãng (nồng độ không quá 45%)
trong một thời gian nhất định (tuỳ theo quy định của từng công thức).
1.2.3. Các dạng bào chế mềm
Gồm có thuốc mỡ, thuốc đạn, thuốc trứng, thuốc dán và cao thuốc.
Thuốc mỡ và thuốc gel có thể chất mềm, trơn, dễ bôi lên da và niêm
mạc.
Thuốc đạn và thuốc trứng có thể chất rắn ở nhiệt độ thường, chảy lỏng
ở nhiệt độ 36-37 C. Thuốc đạn có hình viên đạn, thường dùng đặt hậu môn.
0
Thuốc trứng có hình quả trứng, thường dùng đặt âm đạo.
Thuốc dán là dạng thuốc dùng để dán trên da, có thể chất mềm hay
cứng ở nhiệt độ thường, trở thành dẻo và bắt dính khi hơ nóng hoặc tiếp xúc
với nhiệt độ cơ thể.
27