Page 291 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 291

Rối loạn gen cấu trúc: gen cấu trúc bị đột biến điểm hoặc đột biến đoạn

                     làm trình tự các acid amin trong các chuỗi polypeptid của Hb bị đảo lộn hoặc

                     bị thay thế. Đã phát hiện được trên 40 bệnh rối loạn cấu trúc Hb, thường thấy

                     ở chuỗi : thay một axit amin ở vị trí nào đó trong chuỗi bằng một axit amin

                     khác.


                            HbS:  Bệnh  thiếu  máu  hồng  cầu  hình  liềm.  Acid  amin  ở  vị  trí  thứ  6

                     chuỗi  của Hb người bình thường là glutamin (do bộ ba nucleotid GAA mã).

                     Bộ ba GAA bị đột biến thành GUA (A bị thay bằng U) thì acid amin được mã

                     là Valin, nghĩa là glutamin bị thay bằng valin, huyết sắc tố biến thành HbS.

                     Huyết sắc tố S dễ bị kết tinh khi thiếu oxy làm hồng cầu biến dạng (hình

                     liềm), sức căng bề mặt giảm nên dễ vỡ.

                            HbC: Thiếu máu hồng cầu hình bia: Glutamin ở vị trí 6 trong chuỗi  bị

                     thay  bằng  lysin  (lysin do  bộ ba  AAA  mã), HC cũng dễ vỡ. khi thiếu oxy.

                     HbE: Glutamin ở vị trí thứ 26 của chuỗi  bị thay bằng lysin.

                            - Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu:

                            + Do kháng thể chống hồng cầu từ ngoài đưa vào:

                            Tan máu do truyền máu nhầm loại, tan máu do bất đồng nhóm  máu

                     ABO  giữa  mẹ  và  con,  trường  hợp  này  thường  nhẹ.  Thường  gặp  ở  những

                     người mẹ nhóm máu O có con mang nhóm máu A hoặc B.

                            Tan  máu  do  truyền  nhầm  nhóm  máu  O  nguy  hiểm:  nhóm  máu  O  là

                     nhóm máu cho phổ thông, nhưng nhiều trường hợp truyền nhóm máu O cho

                     người  nhóm  máu  A,  B hoặc  AB có  thể gây  tai  biến. Cơ  chế:  người  mang

                     nhóm máu O này đã bị mẫn cảm bởi những chất có kháng nguyên A và B

                     trong tự nhiên (như: thức ăn, vaccin,...), làm cho kháng thể chống A và B tăng


                     hiệu giá ngưng kết và gây tai biến.
                            Tan máu do yếu tố Rh: người mẹ Rh(-), con Rh(+) (do di truyền từ bố),


                     hồng cầu của con qua máu mẹ trong quá trình chuyển dạ sẽ kích thích cơ thể
                     mẹ sinh kháng thể chống Rh(+). Những lần mang thai thứ hai trở đi, kháng


                     thể mẹ sẽ qua nhau thai vào máu thai gây tan máu.





                                                                                                         291
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296