Page 293 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 293
cần 0,7mg/ngày; người trưởng thành: 1mg/ngày; phụ nữ cho con bú:1,3 mg,
đang có kinh: 2,4mg/ngày.
Nguyên nhân thiếu sắt: 1) Do cung cấp không đủ: (trẻ bú quá lâu không
ăn sam), phụ nữ kiêng khem; 2) Không hấp thu được sắt: bệnh lý đường tiêu
hóa, nhất là các bệnh viêm mạn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày, cắt đoạn dạ
dày; 3) Rối loạn chuyển hóa sắt: các bệnh của gan; 4) Mất sắt ra ngoài: chảy
máu.
Hấp thu, vận chuyển, chuyển hóa sắt: Fe trong thức ăn vào ống tiêu hóa
được hấp thu vào máu nhờ HCl của dạ dày, vitamin C, protid. Ở máu, sắt
được vận chuyển dưới dạng transferin (gắn với 1 protein thuộc globulin)
đến gan, lách. Tại gan sắt được dự trữ dưới dạng Ferritin và hemosidrin để
cung cấp cho tủy xương. Tại tủy xương, Fe kết hợp với protoporphyrin thành
nhân hem của phân tử hemoglobin. Thực tế cho thấy: nếu đủ vitamin C,
protid…thì cũng chỉ có 10% sắt trong thức ăn được hấp thu. Do vậy cần bổ
sung sắt hàng ngày, nhất là phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ.
Hầu hết số sắt do hồng cầu già chết giải phóng ra đều được tái sử dụng
tạo hem, chỉ có khoảng 1mg đào thải theo phân, nước tiểu hoặc lông, tóc,
móng
Đặc điểm thiếu máu do thiếu sắt: hình ảnh máu ngoại vi thiếu sắt:
hồng cầu thưa, kích thước bé, giảm thể tích trung bình hồng cầu (MCV), giảm
lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH), giảm nồng độ huyết sắc tố
trung bình hồng cầu (MCHC). Nồng độ sắt huyết thanh giảm rõ rệt.
Hậu quả: tế bào thiếu oxy, rối loạn oxy hóa tế bào dẫn đến giảm khả
năng hoạt động của các cơ quan, giảm sút sức khoẻ. Đối với phụ nữ có thai
thiếu máu do thiếu sắt là một đe doạ sản khoa: thường đẻ non, chảy máu sau
đẻ, thai nhi thiếu cân…
1.2.3.4. Thiếu máu do bệnh lý của cơ quan tạo máu
Thường gặp trong các bệnh lý của tủy xương: suy tuỷ xương do nhiễm
độc, nhiễm khuẩn: nhiễm các hóa chất độc, thuốc, vi khuẩn. Cốt hoá tuỷ xương.
293