Page 294 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 294
Ung thư tủy xương hoặc ung thư di căn từ các cơ quan khác đến. Thiếu yếu tố
kích thích tủy xương sinh hồng cầu: erythropoietin (bệnh lý thận).
2. Rối loạn tế bào bạch cầu
2.1. Rối loạn không ác tính (có khả năng hồi phục sau khi khỏi bệnh)
2.1.1. Tăng số lượng bạch cầu
- Tăng chung: khi số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi trên 10 G/l,
thường gặp trong nhiễm khuẩn cấp tính.
- Tăng từng loại bạch cầu:
Bạch cầu hạt trung tính: thường tăng trong các trường hợp như: nhiễm
khuẩn cấp tính, thiếu oxy, sau chảy máu, ung thư không do dòng bạch cầu,...
Trong một số trạng thái đặc biệt như: thay đổi xúc cảm, nóng-lạnh, sau ăn,
sau vận cơ,... bạch cầu hạt trung tính cũng có thể tăng.
Bạch cầu hạt ưa acid: thường tăng trong các trường hợp: nhiễm kí sinh
trùng, dị ứng, các bệnh ngoài da, sau chiếu xạ,...
Bạch cầu hạt ưa kiềm: bình thường tăng bạch cầu hạt ưa kiềm rất hiếm
gặp, bạch cầu này tăng trong các trường hợp: quai bị, sởi, lao, tinh hồng nhiệt,
viêm gan,..
Bạch cầu lympho: thường tăng trong nhiễm khuẩn mạn tính (như: lao)
hoặc nhiễm vius.
Bạch cầu mono: thường tăng trong các nhiễm khuẩn như: lao, thương
hàn, giang mai; nhiễm kí sinh trùng sốt rét;...
2.1.2. Giảm số lượng bạch cầu
- Giảm chung < 5 G/l: gặp trong các trường hợp nhiễm độc.
- Giảm từng loại bạch cầu: Bạch cầu hạt trung tính: giảm trong các
trường hợp như nhiễm trùng huyết, lao kê, thương hàn, sốt rét, nhiễm độc
(benzen, asen, thuỷ ngân,...), sau chiếu xạ, sau điều trị bằng hoá chất, nhiễm
virus cúm, sốt xuất huyết. Bạch cầu hạt ưa acid: giảm khi bị stress, nhiễm
trùng nặng, suy tuỷ, sau điều trị bằng corticoid hay ACTH. Bạch cầu hạt ưa
kiềm: giảm khi sử dụng heparin kéo dài, sử dụng corticoid hay ACTH. Bạch
294