Page 289 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 289
1.2.2.3. Phân loại theo nguyên nhân: thiếu máu do chảy máu ra ngoài lòng
mạch, do tan máu, do thiếu nguyên liệu tạo máu, do bệnh lý của cơ quan tạo
máu
1.2.3. Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân
1.2.3.1. Thiếu máu do chảy máu ra ngoài lòng mạch
- Thiếu máu do chảy máu cấp: là tình trạng mất nhanh và nhiều máu
(như sau đẻ, phẫu thuật, chấn thương, xuất huyết tiêu hóa...). Thích nghi của
cơ thể: co mạch dưới da, thay đổi hoạt động của tim như tăng nhịp tim và tăng
lực co bóp cơ tim, phân bố lại máu, tăng hô hấp,... Tuy nhiên, nếu lượng máu
mất quá lớn (30 - 40% tổng lượng máu) thì cơ thể sẽ không thích nghi nổi và
rơi vào tình trạng shock mất máu.
- Thiếu máu do chảy máu mạn: là tình trạng mất máu từ từ, từng ít một
trong một thời gian dài (như chảy máu cam, rong kinh, trĩ, giun móc,...).
Thích nghi của cơ thể: tuỷ xương tăng sinh hồng cầu nhằm tạo nên sự cân
bằng, tuy nhiên sự cân bằng này ở mức thấp mặc dù tuỷ xương tăng sinh
nhưng quá trình mất máu vẫn tiếp tục.
Đặc điểm của thiếu máu do chảy máu ra ngoài lòng mạch: Sắt huyết
thanh giảm. Thiếu máu nhược sắc: chỉ số nhiễm sắc < 0,9. Tuỷ xương tăng
sinh nhiều nguyên hồng cầu, đặc biệt nguyên hồng cầu ưa kiềm. Máu ngoại vi
nhiều hồng cầu lưới, hồng cầu non, với nhiều kích cỡ.
1.2.3.2. Thiếu máu do tan máu: là tình trạng hồng cầu bị hủy sớm hơn đời
sống bình thường. Có hai nhóm nguyên nhân gây tan máu:
- Tan máu do bệnh lý tại hồng cầu:
+ Bệnh do màng hồng cầu: bệnh Minkowski Chauffard (hồng cầu
hình cầu): là một bệnh di truyền do bất thường trong tổng hợp sợi spectrin -
một protein cấu tạo quan trọng của màng hồng cầu, dẫn tới khiếm khuyết ở
màng hồng cầu. Hồng cầu có dạng hình cầu, dễ bị giữ lại ở lách, hơn nữa
những hồng cầu này khi đi qua chỗ hẹp phải thay đổi hình dạng nhiều hơn
289