Page 295 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 295
cầu lympho: giảm khi dùng corticoid, nhiễm HIV/AIDS. Bạch cầu mono:
giảm trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết kéo dài trên cơ địa yếu.
2.2 Rối loạn ác tính dòng bạch cầu (bệnh ung thư máu - Leucemie)
2.2.1.Bệnh nguyên và bệnh sinh: Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh: bên
ngoài bên ngoài (các hóa chất, bức xạ ion hóa, vi sinh vật: virus, vi khuẩn, ký
sinh trùng…), nguyên nhân bên trong (di truyền, nội tiết…) dẫn đến rối loạn
phân triển tế bào, rối loạn biệt hóa tế bào do đột biến các hệ thống gen chỉ huy
phân triển, kiểm soát phân triển, chết theo chương trình của tế bào… làm tế
bào bất thường về cấu trúc, bất thường về chức năng, bất tử, phát triển vô hạn
độ, xâm lấn, di căn… (tế bào ung thư).
2.2.2. Phân loại leucemie: dựa vào 3 tiêu chuẩn
+ Theo tổ chức bị bệnh: bệnh bạch cầu dòng tuỷ (myeloleukemia),
bệnh bạch cầu dòng lympho (lympholeukemia).
+ Theo quá trình tiến triển của bệnh
Thể cấp tính với đặc điểm tế bào non chiếm đa số (50-80%) tổng số
bạch cầu, hiếm có những bạch cầu thể trung gian. Vì vậy có một khoảng trống
(khoảng trống bạch cầu) giữa bạch cầu non và bạch cầu trưởng thành. Thể
mạn tính với đặc điểm là sự phát triển của tế bào không bị chặn lại ở các giai
đoạn non. Trong máu có đủ các bạch cầu từ non đến trưởng thành nên không
có khoảng trống bạch cầu.
+ Theo số lượng bạch cầu: số lượng bạch cầu trong bệnh bạch cầu
thường tăng cao nhưng cũng có trường hợp bạch cầu không tăng mà còn giảm
dưới mức bình thường.
3. Rối loạn tế bào tiểu cầu
3.1. Tình trạng tăng đông máu: Đông máu tăng lên có thể do tiểu cầu tăng
hoạt động, có thể do tăng hoạt động của các yếu tố đông máu, có thể kết hợp
cả hai.
- Do tăng hoạt động cả tiểu cầu và các yếu tố đông máu: hội chứng
đông máu rải rác hay đông máu lan tỏa DIC (disseminated intravascular
295