Page 290 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 290
những hồng cầu bình thường do đó tiêu tốn nhiều năng lượng, nhanh chóng
trở nên già và bị tiêu hủy.
+ Bệnh do thiếu enzym hồng cầu:
Thiếu G6PD (glucose 6 phosphat dehydrogenase): là enzym tham gia
vào quá trình tiêu đường để tạo năng lượng cho hồng cầu. Thiếu hụt enzym
hoặc hoạt tính enzym bị giảm làm cho hồng cầu của bệnh nhân dễ mẫn cảm
với một số thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc hạ nhiệt,... Tan máu xảy ra
khi người bệnh bị nhiễm trùng hoặc sử dụng các thuốc trên. Cơ chế: trong các
trường hợp thiếu hụt enzym hay hoạt tính enzym giảm sẽ làm cho quá trình
khử của glutathion oxy hoá thành glutathion khử khó hơn. Mà glutathion khử
là chất có tác dụng bảo vệ globin và protein cấu trúc của hồng cầu.
Thiếu enzym PK (pyruvate kinase): cũng là enzym tham gia vào tiêu
đường, nếu thiếu enzym này cũng gây tan máu.
+ Bệnh huyết sắc tố: rối loạn cấu tạo hemoglobin:
Rối loạn gen điều hòa tổng hợp hemoglobin (Bệnh thalassemia): khi
còn trong bụng mẹ, huyết sắc tố hồng cầu của thai nhi gồm 1 đôi chuỗi
polypeptid và 1 đôi chuỗi polypeptid ( 2 2) gọi là huyết sắc tố phôi thai: F
(HbF). Huyết sắc tố F bắt oxy rất nhạy nhưng sức bền kém, dễ bị vỡ khi pH
máu biến động. Ở những tháng cuối của thai kỳ đặc biệt sau khi sinh, huyết
sắc tố của thai nhi chuyển thành huyết sắc tố A: huyết sắc tố người trưởng
thành (HbA, chủ yếu là A 1). HbA 1 có 1 đôi chuỗi polypeptid và 1 đôi chuỗi
polypeptid ( 2 2).
Bệnh lý di truyền về gen điều hòa: gen không bị ức chế, gen không
được giải phóng hoạt động thì trong máu tồn tại nhiều hồng cầu mang HbF
gây nên bệnh lý tan máu. Rối loạn gen điều hòa tổng hợp các chuỗi
polypeptid của huyết sắc tố còn gặp khi không tổng hợp được chuỗi hay
và có tên: -thalassemia ( 2 2), -thalassemia: ( 2 2: huyết sắc tố H), -
thalassemia ( 2 2: huyết sắc tố Bart). Những hồng cầu này không phù hợp để
nhân hem gắn vào nên chết rất nhiều ở tủy và dễ tan gây thiếu máu nặng.
290