Page 284 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 284

cơ bản hàng ngày, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng protein – năng

                     lượng rất cao.

                            + Giảm tổng hợp (xơ gan, suy gan): 95% albumin và 85% globulin của

                     huyết tương là do gan tổng hợp.

                            + Giảm hấp thu: bệnh lý đường tiêu hóa (viêm ruột mạn tính, xơ tụy)

                     làm giảm enzyme tiêu hóa protid, giảm khả năng hấp thu các acid amin.

                            +  Tăng  sử  dụng:  hàn  gắn  vết  thương,  ung  thư,  rối  loạn  chuyển  hóa

                     glucid (tiểu đường), sốt, nhiễm khuẩn cấp.

                            + Mất ra ngoài: bỏng, hội chứng thận hư, các lỗ rò, ổ mủ...

                     - Biểu hiện và hậu quả: sụt cân, cơ teo nhỏ giảm trương lực, thiếu máu, vết

                     thương  lâu lành, phù, trẻ  em  chậm  lớn, chậm  phát triển thể  lực  và  trí lực.


                     Giảm protid huyết tương kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, dễ bị
                     nhiễm khuẩn, sức đề kháng giảm, năng suất lao động giảm.


                            Xét  nghiệm:  protid  huyết  tương  giảm,  tỷ  lệ  albumin  giảm  nhanh  và
                     nhiều hơn globulin, do đó tỷ lệ A/G đảo ngược, tốc độ lắng hồng cầu tăng.


                     2.2.2. Tăng lượng protid huyết tương: hiếm gặp, hầu hết là tăng giả do cô
                     đặc máu. Trường hợp tăng thật sự trong bệnh u tủy, do sự phát triển ác tính


                     của tế bào lympho B làm lượng kháng thể tăng rất cao trong máu, có thể cả

                     nước tiểu.

                     2.2.3. Thay đổi thành phần protid của huyết tương: Protid huyết tương gồm

                     các  thành  phần:  albumin,  globulin.  Bình  thường  tỷ  lệ  giữa  albumin  và

                     globulin (A/G) từ 1,3 – 1,5. Khi A/G <1 protid của huyết tương rất dễ bị kết

                     tủa (đó là nguyên lý của một số phản ứng huyết thanh đó được sử dụng trong

                     lâm sàng), tốc độ lắng của hồng cầu tăng.

                     2.3. Rối loạn tổng hợp về chất

                     2.3.1. Rối loạn gen cấu trúc: gen cấu trúc mang thông tin qui định các acid

                     amin trong chuỗi polipeptid. Mỗi acid amin ứng với một bộ ba nucleotid nhất

                     định, chỉ cần thay đổi một base nào đó của bộ ba này sẽ dẫn đến thay đổi

                     chuỗi  polipeptid  (ví  dụ  bệnh  thiếu  máu  hồng  cầu  hình  liềm  hoặc  hình  bia

                     bắn).



                                                                                                         284
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289