Page 281 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 281
- Biểu hiện và hậu quả:
+ Thiếu G6P trong tế bào kích thích gây cảm giác đói: khi nồng độ
glucose máu dưới 4,4 mmol/l
+ Ruột tăng co bóp, dạ dày tăng tiết dịch: khi lượng glucose máu dưới
3,8 mmol/l (do hệ phó giao cảm bị kích thích)
+ Run chân tay, hoa mắt, có thể ngất xỉu, tim đập nhanh, vã mồ hôi: khi
glucose máu dưới 3,3 mmol/l do các trung tâm ở não thiếu glucose và kích
thích phó giao cảm.
+ Khi lượng glucose máu dưới 2,7 mmol/l: đây là tình trạng nguy hiểm
và cần được cấp cứu kịp thời. Tế bào thiếu năng lượng, các chức năng bị rối
loạn, nhất là tế bào não, tim…có thể bị hôn mê. Trường hợp giảm glucose
máu đột ngột có thể bị co giật, hôn mê, rồi tử vong.
1.2. Tăng glucose máu: khi đường máu trên 6,6 mmol/l
- Nguyên nhân:
+ Trong và sau bữa ăn nhiều disaccharid và monosaccharide
+ Giảm tiêu thụ: trường hợp thiếu oxy (ngạt, gây mê)
+ Thiếu vitamin B 1: vitamin B 1 là coenzyme của nhiều enzyme giữ vai
trò khử carboxyl, oxy hóa acid pyruvic và acid α – cetoglutaric. Thiếu vitamin
B 1 làm cho hai acid trên không vào được chu trình kreb, gây ứ trệ acid
pyruvic.
+ Hưng phấn thần kinh nhất là hệ giao cảm: tức giận, hồi hộp, lo lắng,
sợ hãi.
+ U não, trung tâm B của vùng dưới đồi kém nhạy cảm với insulin
+ Bệnh nội tiết: các bệnh gây giảm tiết insulin, tăng tiết các hormone
đối lập, tăng hoạt tính insulinase, có kháng thể chống insulin, điển hình là
bệnh đái tháo đường
- Hậu quả: tăng glucose máu làm tăng áp lực thẩm thấu, gây khát và
tiểu tiện nhiều, đồng thời mất natri, kali. Tổn thương tuyến tụy do tụy phải
281