Page 278 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 278

- Lọc máu ngoài thận: trong trường hợp suy thận nhưng có dị hóa mạnh

                     làm ure máu, creatinin hoặc kali máu tăng nhanh và không đào thải được các

                     gốc acid phải chỉ định lọc máu

                     4.2. Điều trị nhiễm kiềm

                            + Điều trị kiềm hô hấp bằng cách điều trị nguyên nhân. Trấn an người

                     bệnh, cho tự thở lại khí CO 2 (thở trong túi giấy), cho an thần nếu cần, và thở

                     máy.

                            + Điều trị kiềm chuyển hóa

                                                                          +
                            Điều chỉnh hạ thể tích máu và giảm K  máu: trong kiềm chuyển hóa
                                       -
                     đáp  ứng  với  Cl ,  truyền  NaCl  0,9%  để  tăng  thể  tích  tuần  hoàn,  tăng  thải
                     bicarbonate. Nếu cần thiết cho kali bằng cách bổ sung KCl.


                            Ở  người  bệnh  có  chống  chỉ  định  bù  thể  tích,  dùng  lợi  tiểu
                     acetazolamide  (Diamox)  250-500  mg  tĩnh  mạch  mỗi  6  giờ  gây  thải


                     bicarbonate qua thận và cải thiện pH.
                            Khi hút dạ dày kéo dài, dùng thuốc kháng thụ thể H 2 để giảm tạo acid


                     dạ dày.
                            Kiềm máu nặng kèm giảm thông khí phế nang có thể gây co giật hay ức


                     chế hệ thần kinh. Nếu kiềm chuyển hóa đe dọa mạng sống, và cần được điều

                     chỉnh  nhanh,  truyền  ion  hydrogen  ở  dạng  acide  HCl  loãng  qua  tĩnh  mạch

                     trung  ương  (0,1  HCl  trong  glucose  5%,  vận  tốc  truyền  không  quá  0,2

                     mmol/kg/giờ).  Hay  ammonium  chloride  2,14%  10-20  ml/giờ,  arginine

                     monohydrochloride 10% 10-20 ml/giờ.

                            Người  bệnh  bị  kiềm  chuyển  hóa  không  đáp  ứng  với  chlore,  điều  trị

                     bằng cách bù kali hay thuốc kháng aldosterone (như aldactone).



                     Câu hỏi lượng giá:

                        1.  Trình bày cách phân loại mất nước dựa theo mức độ?

                        2.  Giải thích cơ chế mất nước trong tiêu chảy cấp?

                        3.  Trình bày các cơ chế gây phù?

                        4.  Kể tên các bệnh lý gây nhiễm toan cố định?



                                                                                                         278
   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283