Page 277 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 277
+ Chống chỉ định:
Shock
Tăng lipid máu, bệnh gan, và tạng chảy máu (cơ địa xuất huyết).
Tăng lipid máu bệnh lý.
Dị ứng với các thành phần của thuốc (protein đậu tương, trứng vì
phospholipid của lòng đỏ trứng được sử dụng làm chất nhũ hóa…).
Chuyển hóa lipid bị suy yếu nặng (suy thận, đái tháo đường không
được kiểm soát, viêm tụy, suy gan, thiểu năng tuyến giáp có tăng triglycerid
máu, và nhiễm khuẩn).
+ Cách dùng, liều dùng:
Trong 10 phút đầu truyền 10 giọt/ phút; trong 20 phút sau là 20 giọt/
phút. Nếu dịch truyền được dung nạp tốt trong vòng 30 phút, thì có thể tăng
tốc độ truyền lên tới 2 ml mỗi phút
Tổng lượng lipid cho người lớn trong 24 giờ là 2 - 3g/kg cân nặng; cho
trẻ em là 0,5- 4g/kg cân nặng. Lượng calo do truyền các dung dịch nhũ tương
lipid không được vượt quá 50% tổng năng lượng cung cấp cho bệnh nhân.
Khi đã mở lọ phải dùng hết trong 1 lần.
4. Các biện pháp điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan
4.1. Điều trị nhiễm toan
+ Điều trị toan hô hấp bao gồm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh (thuốc
phiện, thuốc giãn cơ), cải thiện thông khí phế nang, cung cấp oxy và thở máy
nếu cần.
+ Điều trị toan chuyển hóa
- Natribicarbonate: các loại dung dịch Natribicarbonate được dùng
14%, 42% và 84%.
- Riêng trong nhiễm toan ceton do đái tháo đường không nên bù bằng
Bicacbonat, chỉ cần truyền đủ dịch nhanh để đào thải acid Betahydroxybutyric
và dùng Insulin đúng và kịp thời là đủ.
277