Page 282 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 282

làm việc nhiều. Xơ vữa động mạch, từ đó gây rất nhiều biến chứng ở tim, não,

                     mắt, thần kinh….

                     * Bệnh đái tháo đường: Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017 thì

                     tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường là đường máu lúc đói ≥ 7 mmol/l.

                     Bệnh nguyên

                            - Đái tháo đường typ 1: do tổn thương tế bào β đảo tụy

                            Đây là bệnh di truyền. Tuổi xuất hiện khá sớm: dưới 20, thậm chí 11,

                     12 tuổi. Bệnh nhân chỉ sống được nếu tiêm đủ liều insulin, do vậy typ I còn

                     gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin.

                            - Đái tháo đường typ 2: không phụ thuộc insulin.

                            Tiểu đường typ II có các đặc điểm:


                            +  Tuổi  xuất  hiện  là  40,  chủ  yếu  50  –  60,  do  vậy  còn  có  tên  là  tiểu
                     đường người già. Triệu chứng không rầm rộ, bệnh lý nhẹ hơn typ I, kể cả


                     trong điều trị, đôi khi chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn (kèm hoặc không kèm
                     thuốc uống giảm đường huyết).


                            + Không do cơ chế miễn dịch nhưng có thể có vai trò di truyền
                            + Nồng độ insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi thấp (số ít còn


                     hơi cao)

                     Bệnh sinh và hậu quả

                            - Bệnh sinh typ 1: nếu không được điều trị bằng insulin đủ liều lượng,

                     diễn biến của bệnh thường nhanh với nhiều biến chứng nặng. Cơ chế khởi đầu

                     là do thiếu insulin nên glucose không qua màng tế bào vào tế bào, gan tăng

                     cường thoái hóa glycogen và mỡ tăng huy động, cộng với giảm tổng hợp lipid

                     dẫn đến hậu quả:

                            + Do glucose không vào được tế bào, tế bào thiếu năng lượng, gây cảm

                     giác đói thường xuyên

                            + Nồng độ glucose tăng trong máu làm tăng áp lực thẩm thấu ngoại

                     bào, kéo nước trong tế bào ra gây cảm giác khát (uống nhiều).

                            + Glucose máu cao gây quá ngưỡng thận, nước tiểu có đường gây đa

                     niệu thẩm thấu (đái nhiều).



                                                                                                         282
   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287