Page 215 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 215

Bài 11

                                     RỐI LOẠN THÂN NHIỆT VÀ SỰ PHỤC HỒI

                                                           Số tiết: 02

                     Mục tiêu học tập

                         1. Trình bày được một số trường hợp rối loạn thân nhiệt thụ động


                         2. Phân tích được ba giai đọan của quá trình sốt và ứng dụng trong thực
                         hành chăm sóc người bệnh


                         3. Giải thích được rối loạn chức năng của các cơ quan trong sốt

                         4. Nêu được nguyên tắc xử trí rối loạn thân nhiệt



                     1. Đại cương

                            Các động vật cấp thấp có thân nhiệt không ổn định, luôn thay đổi theo

                     nhiệt độ môi trường. Vì thế người ta gọi chúng là động vật biến nhiệt (hay

                     động vật máu lạnh). Các động vật cấp cao: chim và động vật có vú gọi là

                     động vật đẳng nhiệt (động vật máu nóng) có thân nhiệt tương đối hằng định

                     so với sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Trong nhóm này, con người là động

                     vật đẳng nhiệt cao cấp nhất. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37  C ± 0,6.
                                                                                                   o
                            Để thân nhiệt hằng định là do động vật cấp cao có trung tâm điều nhiệt.

                     Trung tâm này có chức năng điều hòa sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và

                     quá trình thải nhiệt của cơ thể. Khi có sự mất cân bằng giữa hai quá trình sinh

                     nhiệt và thải nhiệt sẽ đưa đến tình trạng tăng hoặc giảm thân nhiệt.

                     2. Rối loạn thân nhiệt

                            Có hai loại rối loạn thân nhiệt:

                            + Rối loạn thân nhiệt thụ động: do những thay đổi ngoài trung tâm điều

                     nhiệt (nhiệt độ môi trường, dự trữ năng lượng của cơ thể...).

                            + Rối loạn thân nhiệt chủ động: do rối loạn trung tâm điều nhiệt.

                     2.1. Giảm thân nhiệt: giảm thân nhiệt là khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn

                        o
                     35  C
                     2.1.1. Giảm thân nhiệt thụ động

                            Tình  trạng  giảm  thân  nhiệt  có  thể  do  giảm  sinh  nhiệt  hoặc  do



                                                                                                         215
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220