Page 216 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 216
tăng thải nhiệt (chỉ số sinh nhiệt/thải nhiệt <1), trong khi trung tâm điều nhiệt
vẫn hoạt động bình thường. Khi đó cơ thể sẽ bị tê cóng, nhiễm lạnh, thân
o
nhiệt trung tâm giảm từ 1 - 2 C trở lên, gặp trong các trường hợp:
- Giảm thân nhiệt sinh lý ở những sinh vật ngủ đông, người già.
Trong thời gian ngủ đông, mọi hoạt động giảm, chuyển hóa giảm, nhu
cầu oxy giảm, phản ứng của cơ thể trước các kích thích giảm, nhưng khả năng
chịu đựng tăng.
Thân nhiệt của người già hơi thấp hơn người trưởng thành do chuyển
hóa thấp. Khi chăm sóc người già cần lưu ý: cơ thể người già kém chịu lạnh,
dễ bị nhiễm lạnh dù nhiệt độ môi trường chưa giảm nhiều.
Vận dụng hiện tượng ngủ đông: biện pháp hạ nhiệt nhân tạo được dùng
trước khi phẫu thuật tim, phổi, não, điều trị sản giật, uốn ván.
- Giảm thân nhiệt bệnh lý: Giảm thân nhiệt tại chỗ: về mùa lạnh
thường có các biểu hiện như: nứt nẻ da, cước, tê cóng, cảm lạnh. Giảm thân
nhiệt toàn thân: có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý có rối loạn chuyển
hóa trầm trọng như: xơ gan, tiểu đường, suy dinh dưỡng, shock.
- Nhiễm lạnh: xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh. Giai
đoạn đầu (hưng phấn) thân nhiệt chưa giảm vì cơ thể tự điều hòa bằng cách:
hệ giao cảm tăng cường hoạt động, tăng tiết adrenaline, tăng chuyển hóa, tăng
đường huyết, tăng trương lực cơ, run, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp. Nếu tiếp
tục tiếp xúc với lạnh, thân nhiệt giảm, chuyển sang giai đoạn ức chế, rồi suy
sụp, thậm chí tử vong. Giảm thân nhiệt cũng có thể xẩy ra ở những ngày nhiệt
độ bình thường, thậm chí ngay mùa hè nếu ngâm mình lâu dưới nước, ngồi ở
chỗ gió lùa.
2.1.2. Giảm thân nhiệt chủ động
Gặp trong các trường hợp trung tâm điều nhiệt bị ức chế, như nhiễm
độc (aminazin, bacbiruric…), bệnh hệ thần kinh, thiểu năng tuyến giáp.
2.2. Tăng thân nhiệt:
o
Tăng thân nhiệt là khi đo nhiệt độ ở hậu môn cao hơn 37 C
2.2.1. Tăng thân nhiệt thụ động
216