Page 220 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 220
o
tăng lên 1 C thì nhịp tăng 8 - 10 nhịp/phút). Một số trường hợp: thân nhiệt
tăng nhưng mạch chậm (mạch, nhiệt phân ly) như thương hàn. Giai đoạn sốt
lui giãn mạch ngoại vi, huyết áp giảm.
- Rối loạn chức năng hô hấp: cùng với sự thay đổi tuần hoàn thì hô hấp
cũng thay đổi tần số, biên độ, nhằm đáp ứng nhu cầu oxy và tham gia điều
hoà thân nhiệt.
- Rối loạn chức năng tiết niệu: ở giai đoạn đầu của sốt do co mạch
ngoại biên làm tăng máu qua thận nên tăng bài tiết nước tiểu. Giai đoạn sốt
đứng lượng nước tiểu giảm. Giai đoạn sốt lui nước tiểu tăng thải nhiệt và đào
thải các sản phẩm chuyển hóa.
- Rối loạn chức năng nội tiết: sốt làm thay đổi nồng độ một số hormon
như thyroxin tuyến giáp, ADH dưới đồi - hậu yên, adrenalin, corticoid thượng
thận.
- Rối loạn chức năng gan: gan tăng cường chức năng: tổng hợp protein
(kháng thể, bổ thể, enzym), chống độc, khả năng tạo ure, chuyển hóa năng
lượng...
- Rối loạn chức năng miễn dịch: hệ thống miễn dịch được hoạt hóa,
tăng số lượng bạch cầu, tăng khả năng thực bào của bạch cầu, tăng kháng thể,
bổ thể.
2.2.2.5. Ý nghĩa của sốt
+ Ý nghĩa bảo vệ
Sốt là phản ứng của hệ thống đề kháng của cơ thể chống lại các yếu tố
gây bệnh.
Người già bị viêm phổi thường sốt nhẹ hoặc không sốt, nhưng ở thanh thiếu
niên bị viêm phổi lại sốt cao. Khi thân nhiệt tăng có thể tiêu diệt được vi
khuẩn, ví dụ bệnh nhân bị xoắn khuẩn khi nhiệt độ tăng cao thì không phát
hiện được xoắn khuẩn trong máu. Khi có sốt, sức đề kháng của cơ thể tăng
lên, tăng hoạt động hệ miễn dịch, tăng thực bào, tăng tổng hợp kháng thể...
ngoài ra, sốt làm tăng chuyển hóa, tăng khả năng chống độc của gan.
220