Page 218 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 218

+ Sốt không do nhiễm khuẩn

                            - Do protid lạ: protid lạ đưa từ ngoài vào (do truyền đạm hoặc trong

                     thức ăn). Protid nội sinh do tổn thương các tế bào, các mô trong các trường

                     hợp  hoại tử  (viêm, bỏng, gãy  xương, chấn  thương...).  Do  muối: tiêm  dung

                     dịch muối vào cơ thể, nhất là muối ưu trương. Do thuốc: một số thuốc có tác

                     dụng kích thích sinh nhiệt như thyroxin, giảm thải nhiệt như adrenalin.  Do

                     thần kinh: sốt trong một số bệnh lý thần kinh: u não, chảy máu não, loạn thần.

                     2.2.2.3. Các giai đoạn của sốt

                            Người ta chia sốt làm ba giai đoạn: sốt tăng, sốt đứng, sốt lui.


                     + Giai đoạn sốt tăng (tăng thân nhiệt)
                            Ở giai đoạn này sinh nhiệt tăng, thải nhiệt giảm, làm mất cân bằng của


                     hai quá trình sinh và thải nhiệt, chỉ số sinh nhiệt/thải nhiệt (SN/TN)>1. Biểu
                     hiện lâm sàng là phản ứng tăng sinh nhiệt: rét run, sởn gai ốc và phản ứng


                     giảm thải nhiệt: da nhợt do co mạch ngoại vi, giảm tiết mồ hôi. Do co mạch
                     ngoại vi dồn máu về nội tạng nên huyết áp tăng nhẹ, tăng áp lực lọc cầu thận, tăng


                     lượng nước tiểu. Ở giai đoạn này, sử dụng các thuốc hạ nhiệt hầu như không
                     có tác dụng, chườm cũng ít hiệu quả, không những thế còn làm  mất thêm


                     năng lượng của cơ thể.

                     + Giai đoạn sốt đứng (thân nhiệt ổn định ở mức cao)

                            Giai đoạn này sinh nhiệt không tăng nữa, nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng

                     lên đạt mức cân bằng với sinh nhiệt (SN/TN) = 1 và cân bằng ở mức cao.

                     Biểu hiện lâm sàng là thân nhiệt ngoại vi tăng, mạch ngoại vi bắt đầu giãn

                     làm cho da trở nên hồng hào, hô hấp tăng, nhưng chưa có mồ hôi, da vẫn khô.

                     Lúc này có thể tạo điều kiện tăng thải nhiệt cho bệnh nhân bằng cách chườm,

                     cho thuốc hạ nhiệt.

                     + Giai đoạn sốt lui (thân nhiệt trở về bình thường)

                            Sinh nhiệt bị ức chế dần để trở về bình thường, còn thải nhiệt tăng rõ

                     rệt (tỷ lệ SN/TN < 1), thân nhiệt giảm và trở về mức ổn định. Biểu hiện lâm

                     sàng: bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, giãn mạch ngoại vi, đi tiểu nhiều. Do vậy






                                                                                                         218
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223