Page 211 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 211
2.1.2.2. Thành phần và tính chất dịch viêm
Tuỳ nguyên nhân và giai đoạn viêm mà tính chất, màu sắc cũng như thành
phần dịch rỉ viêm có khác nhau. Dịch rỉ viêm (dịch tiết) khác dịch thấm bởi nồng
độ protein cao, giàu các thành phần hữu hình, đồng thời tăng lượng acid lactic,
cetonic, do đó pH của dịch giảm.
Dịch rỉ viêm gồm hai thành phần chủ yếu:
- Thành phần từ máu thoát ra: nước, muối, protein huyết tương (ban đầu
albumin thoát ra, sau đó đến globulin), fibrinogen, các tế bào máu (hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu).
Tùy theo tính chất và giai đoạn của viêm mà số lượng và các loại bạch cầu
thoát ra ngoài mô cũng khác nhau. Viêm tơ huyết thì chủ yếu là bạch cầu lympho
và mono. Viêm mủ có nhiều bạch cầu hạt trung tính.
- Thành phần thứ hai: gồm các chất mới được hình thành tại ổ viêm do rối
loạn chuyển hóa và tổn thương mô.
+ Các hóa chất trung gian như: histamin, serotonin, acetylcholin.
+ Các kinin huyết tương: là các protein có khối lượng phân tử nhỏ từ 8 đến
12 acid amin (sinh ra do rối loạn quá trình thoái hóa protein). Chúng có tác dụng
giãn mạch, gây đau, chất điển hình thường gặp là bradykinin.
Các chất chiết từ dịch rỉ viêm có hoạt tính sinh lý như leucotaxin làm tăng
thấm mạch và hóa ứng động bạch cầu; leucotrien, các cytokin, chất gây sốt.
Các acid nhân: tăng rõ rệt trong viêm. Chúng làm tăng thấm mạch, gây hóa
ứng động bạch cầu, kích thích sản xuất bạch cầu và kích thích bạch cầu xuyên
mạch, tái tạo mô, tăng sinh kháng thể.
Các enzym: hydrolase, hyaluronidase làm tăng hủy acid hyaluronic là thành
phần cơ bản của thành mạch, gây tăng thấm mạch.
Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ, nhưng nếu quá nhiều gây chèn ép các mô
xung quanh gây đau nhức hoặc hạn chế hoạt động của các cơ quan, như khi có
tràn dịch màng tim, màng phổi.
211