Page 217 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 217
Là tình trạng thân nhiệt cao hơn mức bình thường, có thể do giảm thải
nhiệt, tăng sản nhiệt hoặc cả hai, chỉ số sinh nhiệt/thải nhiệt > 1.
- Tăng thân nhiệt do tăng sinh nhiệt: ví dụ thân nhiệt vận động viên có
o
thể đạt 39 C khi thi đấu ở cường độ cao, dù các biện pháp thải nhiệt đã được
vận dụng tối đa.
- Tăng thân nhiệt do hạn chế thải nhiệt: khi nhiệt độ môi trường quá
cao, độ ẩm cao, không khí kém lưu thông, các biện pháp thải nhiệt kém hiệu
quả (chuyển mưa).
- Tăng thân nhiệt do phối hợp: vừa có hạn chế thải nhiệt, vừa tăng sinh
nhiệt.
Ví dụ: Say nóng: xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ
và độ ẩm cao, kém thông gió. Say nắng: do làm việc nặng dưới nắng gắt,
nhiệt độ, độ ẩm cao.
Một đặc điểm chung là cả say nắng và say nóng đều dẫn đến tăng thân
nhiệt. Khi thân nhiệt tăng dẫn đến ra nhiều mồ hôi làm cơ thể mất nước, mất
muối, nếu không bù muối, nước kịp thời sẽ dẫn đến giảm khối lượng tuần
hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nếu nặng có thể
tử vong.
2.2.2. Tăng thân nhiệt chủ động (sốt)
2.2.2.1. Định nghĩa sốt:
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều nhiệt bị rối
loạn dưới tác động của các chất gây sốt.
2.2.2.2. Nguyên nhân gây sốt
+ Sốt do nhiễm khuẩn: là nguyên nhân phổ biến nhất, phần lớn các
bệnh nhiễm khuẩn đều gây sốt. Các chất chiết từ vỏ vi khuẩn, độc tố vi khuẩn
có thể tác dụng trực tiếp và gây rối loạn trung tâm điều nhiệt làm tăng sinh
nhiệt, giảm thải nhiệt gây sốt.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhiễm khuẩn nhưng sốt nhẹ
hoặc không sốt như: giang mai, lỵ amip, thậm chí còn giảm thân nhiệt như
bệnh tả.
217