Page 210 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 210
Là tình trạng mao tĩnh mạch dãn rộng ra, máu chảy chậm thậm chí có
lúc chảy ngược (hiện tượng dòng máu đong đưa). Biểu hiện bên ngoài của
sung huyết tĩnh mạch: ổ viêm bớt nóng, từ màu đỏ tươi trong thời kì sung
huyết động mạch chuyển sang màu tím sẫm, đau âm ỉ.
Cơ chế của giai đoạn xung huyết tĩnh mạch: do các dây thần kinh vận
mạch bị tê liệt, đồng thời các yếu tố bên trong và bên ngoài thành mạch cản
trở dòng máu nên càng ứ máu (trong lòng mạch: tế bào nội mạc phù, bạch cầu
bám mạch, máu cô đặc, hình thành nhiều cục máu đông. Ngoài lòng mạch:
phù gian bào chèn ép thành mạch). Giai đoạn này có ý nghĩa: cô lập ổ viêm
làm cho yếu tố gây bệnh không thể lan rộng. Nhưng gây thiếu oxy, thiếu dinh
dưỡng gây rối loạn chuyển hoá, tổn thương mô.
2.1.2. Hình thành dịch rỉ viêm
Dịch viêm là các sản phẩm xuất tiết tại ổ viêm, xuất hiện ngay từ khi
xung huyết động mạch. Dịch bao gồm nước, các thành phần hữu hình và các
chất hoà tan, trong đó đáng chú ý nhất là protein và các chất có hoạt tính sinh
lý.
2.1.2.1. Cơ chế hình thành dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm được hình thành do 3 yếu tố chính:
- Do tăng áp lực thuỷ tĩnh trong các mạch máu tại ổ viêm: yếu tố này đóng
vai trò chủ yếu ở giai đoạn xung huyết động mạch, đẩy nước ra khu vực gian bào
của ổ viêm làm sưng ổ viêm. Dịch viêm lúc này còn ít protein.
- Do tăng tính thấm thành mạch: bình thường thành mạch chỉ cho nước và
các chất điện giải qua lại tự do, còn các chất có trọng lượng phân tử lớn như
protein và các tế bào thì không qua lại được. Nhưng khi viêm, tính thấm thành
mạch tăng lên, khe giữa các tế bào nội mô thành mạch dãn ra gây thoát huyết
tương làm cho các chất như albumin, globulin, fibrinogen,... thậm chí cả các thành
phần hữu hình của máu sẽ từ lòng mạch thoát ra ngoài và hình thành nên dịch rỉ
viêm. Lúc này dịch rỉ viêm hình thành càng nhiều và giàu protein.
- Tăng áp lực thẩm thấu trong ổ viêm do tích tụ các ion và các chất phân tử
nhỏ. Đây là cơ chế gây phù quan trọng trong giai đoạn ứ máu.
210