Page 212 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 212
2.1.3. Bạch cầu xuyên mạch
Khi tính thấm thành mạch tăng, có sự thoát mạch, máu chảy chậm lại, bạch
cầu dạt vào thành mạch, bám mạch và xuyên mạch. Sau đó bạch cầu hình thành
chân giả di chuyển đến ổ viêm nhờ các chất gây hóa ứng động từ ổ viêm. Tùy
thuộc vào bản chất tác nhân gây viêm, giai đoạn viêm mà loại bạch cầu tới ổ viêm
khác nhau. Trong viêm cấp, giai đoạn đầu chủ yếu là bạch cầu hạt trung tính, tiếp
theo là bạch cầu mono, sau cùng là lympho. Trong viêm dị ứng thì lúc đầu cùng
với bạch cầu trung tính còn có bạch cầu ưa acid.
2.1.4. Bạch cầu thực bào
Là hiện tượng bạch cầu bắt giữ và tiêu hóa đối tượng. Đầu tiên bạch cầu
tiếp cận với đối tượng thực bào, rồi vươn chân giả ra bao lấy đối tượng, hình thành
túi thực bào. Sau đó lysosom tiến tới hòa màng với túi này và giải phóng các chất
vào túi để tiêu hủy đối tượng thực bào.
2.2. Rối loạn chuyển hoá tại ổ viêm
Rối loạn chuyển hóa tại ổ viêm xảy ra ở hai giai đoạn: sung huyết tĩnh
mạch và ứ trệ tuần hoàn. Do thiếu oxy nên chuyển hóa yếm khí, gây nhiễm
toan và hình thành các sản phẩm trung gian làm tổn thương viêm càng lan
rộng. Do đó cơ thể phải huy động năng lượng dự trữ cho ổ viêm, nêu viêm
kéo dài sẽ dẫn tới sụt cân, suy nhược.
2.3. Tổn thương tổ chức: tổn thương tiên phát do nguyên nhân gây viêm tạo
ra, tổn thương thứ phát do những rối loạn tại ổ viêm gây nên.
2.3.1. Tổn thương tiên phát
Tùy theo cường độ của nguyên nhân gây viêm mà tổn thương lớn hay
nhỏ, hoại tử tế bào nhiều hay ít.
2.3.2. Tổn thương thứ phát
Các sản phẩm tại ổ viêm đã gây nên những rối loạn về chuyển hoá các
chất, rối loạn quá trình trao đổi chất và gây độc cho các tế bào: nhiều tế bào bị
chết, hoại tử. Ngược lại, một số tế bào khác lại được hoạt hoá, thay đổi sự
hoạt động và tập trung về ổ viêm để tiết ra các chất gọi là cytokin.
212