Page 219 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 219

cần theo dõi sát bệnh nhân, đề phòng giảm thân nhiệt đột ngột, mất nước làm

                     giảm khối lượng tuần hoàn dễ gây trụy tim mạch.

                     2.2.2.4. Các rối loạn do sốt gây ra

                     + Rối loạn chuyển hóa

                            -  Rối  loạn  chuyển  hóa  năng  lượng:  do  nhu  cầu  tăng  thân  nhiệt  nên

                                                                                      o
                     chuyển hóa năng lượng tăng rõ rệt (khi nhiệt độ tăng 1 C chuyển hóa tăng
                     3,3%, tiêu thụ oxy tăng 13%). Tăng chuyển hóa năng lượng mạnh nhất ở giai

                     đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn sau của sốt.

                            - Rối loạn chuyển hóa chất: tăng thoái hóa glucid, lipid, protid, cơ thể

                     phải huy động các chất dự trữ để tạo năng lượng. Vì vậy, khi bị sốt bệnh nhân

                     cần chế độ ăn giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hóa.


                            - Rối loạn chuyển hóa muối nước, kiềm toan: giai đoạn sốt đứng, kích
                     thích tăng tiết các hormon ADH, aldosteron, do đó tăng giữ nước, giữ muối,


                     bệnh nhân đi tiểu ít. Giai đoạn sốt lui, tăng bài tiết mồ hôi, tăng bài tiết nước
                     tiểu để thải nhiệt và thải các sản phẩm chuyển hóa sinh ra do sốt. Rối loạn


                     chuyển hóa các chất, nhất là glucid làm tích nhiều acid gây tình trạng nhiễm
                     toan.


                     + Rối loạn chức năng các cơ quan trong sốt

                            - Rối loạn chức năng thần kinh: ở giai đoạn đầu của sốt, hệ thần kinh

                     thường ở trạng thái hưng phấn, giai đoạn sau bị ức chế. Bệnh nhân nhức đầu,

                     chóng mặt, mỏi toàn thân (sốt do cúm, thương hàn, viêm não...), có thể co giật

                     hoặc mê sảng (sốt phát ban, sốt do xoắn khuẩn, sốt ở trẻ em). Mức độ rối loạn

                     thần kinh phụ thuộc trạng thái của bệnh nhân, bản chất của tác nhân gây sốt,

                     các sản phẩm tạo ra trong quá trình sốt.

                            -  Rối  loạn  chức  năng  tiêu  hóa:  thông  thường  có  các  biểu  hiện  đắng

                     miệng, chán ăn, đầy bụng, lưỡi trắng, khô niêm mạc môi, miệng, giảm hấp

                     thu... do giảm tiết các dịch tiêu hóa, tăng lên men ở ruột, giảm nhu động ruột,

                     giảm hấp thu.

                            - Rối loạn chức năng tuần hoàn: nhịp tim nhanh phụ thuộc cường độ

                     sốt, loại vi khuẩn và độc tố vi khuẩn, lưu lượng tuần hoàn tăng (thân nhiệt



                                                                                                         219
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224