Page 209 - Sự hình thành bệnh tật và sự phục hồi
P. 209
(A: bình thường; B: viêm cấp)
2.1.1. Rối loạn vận mạch
2.1.1.1. Co mạch
Là một phản xạ xảy ra sớm và rất nhanh, có tính phản xạ. Cơ chế là do
các yếu tố viêm xâm nhập vào cơ thể gây hưng phấn thần kinh co mạch làm
các tiểu động mạch co lại. Giai đoạn này chỉ kịp quan sát khi gây viêm thực
nghiệm, còn trên lâm sàng khó quan sát và ít ý nghĩa. Nhưng về sinh học, đây
là giai đoạn tạo tiền đề cho các phản ứng tiếp theo.
2.1.1.2. Xung huyết động mạch (xem hình 10.1)
Ngay sau giai đoạn co mạch các tiểu động mạch dãn ra, làm cho máu
đến nhiều, tốc độ máu chảy tăng lên, biểu hiện ra ngoài là: sưng- nóng-đỏ-
đau.
Xung huyết động mạch xảy ra theo hai cơ chế: thần kinh và thể dịch.
Thoạt đầu là cơ chế thần kinh: phản xạ dãn mạch xảy ra khi yếu tố gây viêm
như vi sinh vật, độc tố, hoá chất,... tác động trực tiếp gây hưng phấn thần kinh
dãn mạch tại chỗ. Sau đó được duy trì và phát triển bằng cơ chế thể dịch: dưới
tác động của các tác nhân gây dãn mạch là các sản phẩm có tại ổ viêm như
ion hydro, ion kali, các hoá chất trung gian, các sản phẩm chuyển hoá hay các
tế bào hoại tử,... làm cho thành động mạch dãn ra.
Trong giai đoạn này, động mạch vi tuần hoàn dãn rộng làm tăng cả lưu
lượng và áp lực máu. Kết quả, ổ viêm được tưới một lượng lớn máu giàu oxy,
ổ viêm đỏ, rất phù hợp với yêu cầu năng lượng của các tế bào thực bào và sự
chuyển hoá ái khí của chúng làm ổ viêm nóng, thuận lợi cho quá trình thực
bào. Đồng thời kháng thể, bổ thể, bạch cầu đến ổ viêm nhiều để xử lý, loại trừ
yếu tố gây viêm.
Tuy nhiên, do thành động mạch dãn và áp lực máu tăng gây thoát huyết
tương gây phù gian bào, máu bị cô đặc dần, bạch cầu bám vào thành mạch...
cản trở tốc độ dòng máu, góp phần dẫn đến xung huyết tĩnh mạch.
2.1.1.3. Xung huyết tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn
209