Page 22 - Chính trị
P. 22

Trao đổi hàng hoá phải theo nguyên tắc ngang giá, dựa trên cơ sở hao phí
                   sức lao động xã hội cần thiết. Giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu
                   hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá
                   nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.

                         Tuy nhiên trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu
                   tố khác như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của người tiêu dùng… Tuy nhiên nó
                   hoàn toàn nằm trong cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.

                         b.   Ý nghĩa của học thuyết
                         Nghiên cứu học thuyết giá trị giúp chúng ta:

                         + Hiểu rõ quy luật giá trị sẽ có kiến thức điều tiết sản xuất và lưu thông
                   hàng hoá;

                         + Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động,
                   thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ nguyên
                   nhân của việc lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá;

                         + Nguyên nhân của sự phân hoá xã hội thành người giàu, người nghèo, tạo
                   ra sự bất bình đẳng trong xã hội để có phương hướng, giải pháp khắc phục.

                         2.  Học thuyết giá trị thặng dư
                         a.  Nội dung cơ bản của học thuyết
                          Hành hóa sức lao động
                         + Khái niệm hàng hóa sức lao động

                         Trong thế giới hàng hoá, xuất hiện loại hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao
                   động. Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền tệ mang hình thái là tư bản
                   trong mối quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê và xuất hiện sự chiếm
                   đoạt giá trị thặng dư. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá
                   trị sử dụng, mà là giá trị, cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng
                   dư.

                         + Thuộc tính hàng hóa sức lao động

                         - Giá trị hàng hoá sức lao động là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết
                   để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động bao
                   gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức khoẻ của người lao động
                   ở trạng thái bình thường; chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động;
                   giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế, tức con cái của công nhân.
                   Tiền công hay tiền lương là sự biểu thị bằng tiền giá trị sức lao động, hoặc là giá
                   cả của sức lao động.

                         - Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình
                   tiêu dùng sức lao động để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó. Trong quá trình
                   lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
                   nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
                         + Biểu hiện giá trị, giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động trong xã hội tư
                   bản:


                                                               21
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27