Page 196 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 196
+ Mặt ngoài( mặt sườn): uốn theo hình lồng ngực nên có các vết lằn của
xương sườn( khi bị chấn thương lồng ngực, làm giảm động tác của lồng ngực,
biểu hiện giảm hô hấp nên cần cốđịnh tốt, nếu xương sườn bị gãy đâm rách
màng phổi, gây chảy máu trong hoặc tràn dịch màng phổi).
Phổi phải to hơn phổi trái, có 2 rãnh chéo (khe chếch) và rãnh ngang
(khe ngang) chia phổi làm 3 thuỳ (thuỳ trên, thuỳ giữa và thuỳ dưới).
Phổi trái có một rãnh chéo (khe chếch) chia phổi làm 2 thuỳ (thuỳ trên và
thuỳ dưới).
+ Mặt dưới (mặt hoành) hay đáy phổi nằm trên cơ hoành và đúc theo
vòm cơ hoành, qua cơ hoành liên quan đến mặt trên gan. Mủ của áp xe mặt
trên gan có thể vỡ qua cơ hoành lên ổ màng phổi.
+ Mặt trong (mặt trung thất): lõm sâu do có ấn tim. Ở sau trên của ấn tim
có một vùng gọi là rốn phổi. Rốn phổi là nơi các thành phần tạo nên phổi đi
vào và đi ra khỏi phổi gồm động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, phế quản gốc và
thần kinh bạch mạch.
- Các bờ phổi: phổi có 3 bờ
+ Bờ trước: ngăn cách mặt sườn với mặt trung thất ở phía trước.
+ Bờ dưới: vây quanh mặt hoành và gồm 2 đoạn.
Đoạn trong( đoạn thẳng ) ở trong, ngăn cách mặt hoành với mặt trung thất.
Đoạn ngoài( đoạn cong ) ở ngoài ngăn cách mặt hoành với mặt sườn.
+ Bờ sau: ngăn cách mặt sườn với mặt trung thấtở phía sau, bờ này chạy
sát cột sống ngực( một số tác giả không sử dụng thuật ngữ bờ sau).
6.1.1.3. Cấu tạo
Phổi được cấu tạo nên từ toàn bộ các nhánh phân chia trong phổi của phế
quản chính, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch - tĩnh mạch phế quản,
bạch huyết và các sợi thần kinh của đám rối phổi, mô liên kết giữa các thành
phần trên và bao quanh ph ổi.
6.1.2. Chức năng
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra trao đổi khí giữa môi
trường bên ngoài và cơ thể.
192