Page 195 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 195
Như vậy mỗi phế quản phổi đều được chia làm 10 phế quản phân thuỳ.
Sau khi chia làm 10 phế quản phân thuỳ, phế quản lại tiếp tục chia nhỏ làm
nhiều nhánh, cuối cùng nhỏ nhất và sâu nhất gọi là tiểu phế quản để nối với
phế nang của phổi.
5.1.3. Cấu tạo
Phế quản có cấu tạo cơ bản như sau:
- Thành phế quản có sụn trừ tiểu phế quản.
- Các sợi cơ trơn: các sợi cơ trơn ở tiểu phế quản gọi là vòng cơ trơn
Reissetxen, khi vòng cơ Reissetxen co rút có thể làm hẹp lòng phế quản gây
khó thở như trong bệnh hen phế quản.
- Lớp niêm mạc có tế bào có lông chuyển và tuyến tiết nhầy, trừ tiểu phế
quản tế bào không có lông.
5.2. Chức năng
Phế quản vừa có chức năng dẫn khí vừa có chức năng là bộ phận cảm
thụ các phản xạ ho khi bị kích thích.
6. Phổi và màng phổi
6.1. Phổi
6.1.1. Đ ặc điểm giải phẫu
6.1.1.1. Vị trí
Mỗi người có 2 phổi nằm trong 2 ổ màng phổi, khoang ở giữa 2 ổ màng
phổi gọi là trung thất.
6.1.1.2. Hình thể ngoài
Phổi là một tạng xốp và đàn hồi nên thể tích thay đổi nhiềutheo lượng
khí bên trong. Tỷ trọng của phổi nặng hơn nước khi chưa thở và nhẹ hơn
nước khi đã thở.Phổi màu hồngở trẻ em, màu xámở người già, khi bị nhiễm
bụi than có thể trở thành màu đá đen.
Phổi hình nón bổ đôi theo chiều dọc, có hai phổi: phổi phải và phổi trái.
Mỗi phổi gồm 1 đỉnh, 3 mặt và 3 bờ.
- Đỉnh phổi: hơi tròn. Liên quan đến động mạch và tĩnh mạch dưới đòn.
- Các mặt phổi:
191