Page 194 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 194
4.1.3. Cấu tạo
Khí quản là một ống cấu tạo bằng lớp sụn, sợi, cơ trơn và được lót ở trong
bằng lớp niêm mạc. Lớp sụn - sợi - cơ trơn gồm 16 - 20 cung sụn hình chữ C
khuyết ở phía sau nằm chồng lên nhau. Các màng sợi gồm 2 lớp phủ ngoài và
trong các cung sụn và nối các cung sụn lại với nhau. Riêng phía sau chỉ có các
sợi cơ và sợi đàn hồi căng giữa các đầu cung sụn tạo nên thành màng.
Lớp niêm mạc là biểu mô trụ lót mặt trong khí quản có lông và có
nhiều tuyến.
4.2. Chức năng
Khí quản vừa có chức năng dẫn khí vừa có chức năng là bộ phận cảm
thụ các phản xạ ho khi bị kích thích.
5. Phế quản
5.1. Đặc điểm giải phẫu
5.1.1. Vị trí
Nối tiếp theo khí quản là phế quản, sau khi khí quản đến ngang đốt sống
ngực IV thì chia thành 2 nhánh phế quản gốc( phế quản chính) phải và trái, từ đó
2 phế quản đi chếch xuống dưới, ra ngoài, ra sau, qua rốn phổi để vào 2 phổi.
5.1.2. Hình thể ngoài
Phế quản gồm 2 đoạn:
- Đoạn ngoài phổi: phế quản gốc, gồm phế quản gốc phải và phế quản gốc
trái. Phế quản gốc phải to, ngắn hơn và chạy xuống dốc hơn phế quản gốc trái.
- Đoạn trong phổi: gọi là phế quản phổi, càng vào sâu trong phổi phế
quản càng chia nhỏ, chia nhiều nên còn gọi là cây phế quản.
+ Phế quản phổi phải chia làm 3 phế quản thuỳ trên, giữa và dưới để dẫn
khí vào 3 thuỳ của phổi phải. Phế quản thuỳ trên chia làm 3 phế quản phân
thuỳ, phế quản thuỳ giữa chia làm 2 phế quản phân thuỳ, phế quản thuỳ dưới
chia làm 5 phế quản phân thuỳ.
+ Phế quản phổi trái chia làm 2 phế quản thuỳ trên và dưới để dẫn khí
vào 2 thuỳ của phổi trái. Phế quản thuỳ trên chia làm 5 phế quản phân thuỳ,
phế quản thuỳ dưới chia làm 5 phế quản phân thuỳ.
190