Page 193 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 193
3.1.3.5. Ổ thanh quản ( hình thể trong)
Ổ thanh quản thông với hầu tại lỗ (hay đường) vào thanh quản. Ổ thanh
quản đi từ lỗ vào thanh quản tới chỗ tiếp nối thanh - khí quản. Có 2 cặp nếp
niêm mạc từ thành ổ nhô vào lòng ổ:
- Ở trên là 2 nếp tiền đình, giữa chúng là khe tiền đình.
- Ở dưới là 2 nếp thanh âm (2 dây thanh âm) nằmở 2 bên của phần
trước khe thanh môn.
Ở mỗi bên, khe nằm giữa các nếp thanh âm và nếp tiền đình được gọi là
thanh thất (buồng thanh quản).
Nếp tiền đình và nếp thanh âm là những nếp niêm mạc phủ lên các dây
chằng cùng tên. Phát âm được là nhờ thay đổi độ căng của các nếp thanh âm
dưới. Khe thanh môn là nơi hẹp nhất của ổ thanh quản, nó và các cấu trúc vây
quanh (nếp thanh âm, sụn phễu và nếp gian phễu) được gọi chung là thanh môn.
3.2. Chức năng
Thanh quản là một đoạn của đường dẫn khí giữa hầu và khí quản, là bộ
phận chính của sự phát âm, thanh quản nam to hơn thanh quản nữ.
4. Khí quản
4.1. Đặc điểm giải phẫu
4.1.1. Vị trí
Khí quản là ống dẫn khí chạy tiếp theo thanh quản từ bờ dưới sụn nhẫn,
ở trước và giữa cổ ngang mức đốt sống cổ VI và tận cùng ở ngang đốt sống
ngực IV nơi tách đôi thành 2 phế quản chính.
4.1.2. Hình thể ngoài
Khí quản dài khoảng 12cm, rộng khoảng 1cm và có từ 16 – 20 vòng sụn
hình chữ D nằm ngang xếp chồng lên nhau, vành cong ra trước, các vành sụn
gắn liền với nhau bởi các dây chằng, thành sau khí quản mềm có màng liên
kết bám vào thực quản.
Mặt trong của khí quản thường nhẵn, có màu hồng và nhìn rõ các gờ
vòng ngang của các sụn.
189