Page 191 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 191
2.1.2.3. Họng thanh quản (Thanh hầu).
Thanh hầu thông ở trên với khẩu hầu, ở dưới với thực quản. Ở trước
thanh hầu là sụn nắp thanh quản( thanh thiệt) và thanh quản. Thành sau tương
ứng đốt sống cổ IV, V, VI.
Khi nuốt, sụn nắp thanh quản hạ xuống đậy lỗ vào thanh quản.
2.1.3. Cấu tạo
Kể từ ngoài vào trong:
- Ngoài cùng là lớp màng quanh họng.
- Lớp cơ gồm 3 cơ khít họng, 2 cơ mở họng.
- Tấm dưới niêm mạc.
- Ở trong cùng là lớp áo niêm mạc: niêm mạc tỵ hầu có lông chuyển.
2.2. Chức năng
2.2.1. Chức năng nuốt: Sau khi thức ăn được nhai và nhào trộn ở khoang miệng
sẽ được đẩy vào họng để thực hiện quá trình nuốt, đưa thức ăn xuống thực quản.
2.2.2. Chức năng bảo vệ cơ thể: Vòng bạch huyết quanh hầu là một cơ quan
miễn dịch quan trọng của cơ thể.
2.2.3. Các chức năng khác: Họng còn có vai trò trong quá trình thở, phát âm
và cảm nhận vị giác của cơ thể.
3. Thanh quản
3.1. Đặc điểm giải phẫu
3.1.1. Vị trí
Thanh quản nằm ở giữa cổ (bờ dưới của thanh quản tương ứng với bờ
dưới đốt sống cổ VI), trước họng thanh quản và trên khí quản.
3.1.2. Hình thể trong
Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các dây chằng
và màng, khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.
3.1.3. Cấu t ạo.
3.1.3.1. Các sụn của thanh quản
- Sụn giáp là sụn đơn lớn nhất của thanh quản, ở trước có tuyến giáp
trạng áp vào hai bên của sụn giáp.
187