Page 15 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 15
Claude Bernard (1813-1878) là người đầu tiên từ nghiên cứu trên thực
nghiệm đã đưa ra khái niệm về "nội môi". Cơ thể người trưởng thành có
khoảng 56% trọng lượng là dịch, dịch cơ thể được chia thành hai khu vực:
dịch bên trong tế bào (gọi là dịch nội bào) và dịch bên ngoài tế bào (gọi là
dịch ngoại bào). Hai loại dịch này ngăn cách nhau bởi màng tế bào.
- Dịch nội bào:
Hầu hết dịch của cơ thể nằm trong tế bào, lượng dịch này được gọi là
dịch nội bào.
Dịch nội bào: chứa lượng nhỏ ion natri và clo, hầu như không có ion
canxi, nhưng chưa một lượng rất lớn ion kali, một lượng vừa phải ion phosphat,
ion magie, ion sunphat. Nồng độ protein nội bào gấp 4 lần trong huyết tương.
- Dịch ngoại bào:
Dịch ngoại bào chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dịch còn lại của cơ thể
nằm, ở ngoài tế bào. Dịch ngoại có hai loại:
+ Dịch ngoại bào lưu thông khắp cơ thể gồm: Huyết tương (là thành
phần lỏng của máu, ngăn cách với dịch kẽ bởi màng mao mạch); Dịch kẽ (là
dịch trực tiếp bao quanh các tế bào) và Dịch bạch huyết (là dịch nằm trong
các mạch bạch huyết).
+ Dịch ngoại bào đặc biệt, gọi là dịch xuyên bào gồm: Dịch não tủy,
dịch nhãn cầu, dịch ổ khớp,...
Như vậy, các tế bào trong cơ thể đều được sống trong cùng một môi
trường đó là dịch ngoại bào và dịch ngoại bào được gọi là môi trường bên
trong cơ thể hay còn gọi là “nội môi”.
3.1.2. Vai trò của nội môi
Trong các loại dịch ngoại bào (nội môi) thì huyết tương và dịch kẽ đóng
vai trò rất quan trọng:
Dịch ngoại bào (nội môi) chứa nhiều ion natri, clo và một số lượng vừa
phải ion bicarbonat; dịch ngoại bào cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và các
chất khí cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tế bào; dịch ngoại bào cũng
11