Page 17 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 17
Hệ thống cơ: cơ vân giúp cơ thể vận động tìm kiếm, chế biến thức ăn. Cơ
trơn giúp cho việc tiếp nhận, vận chuyển khí và chất dinh dưỡng từ ngoài vào.
Gan: có nhiệm vụ thay đổi thành phần hóa học của nhiều chất thành
dạng thích hợp hơn cho tế bào, và cũng là nơi tổng hợp một số chất thành
dạng dự trữ khi tế bào sử dụng không hết hoặc phân giải chúng để cung cấp
cho tế bào khi cần thiết.
* Quá trình vận chuyển vật chất đến tế bào và từ tế bào đến các cơ quan
bài tiết, gồm: máu, dịch bạch huyết, dịch kẽ, dịch não tủy... đặc biệt là máu
đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng
đến các tế bào trong cơ thể.
* Quá trình đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể, bao gồm:
Hệ tiết niệu: có nhiệm vụ lọc và đào thải các chất qua nước tiểu, tái hấp
thu lại các chất cần thiết cho cơ thể.
Hệ tiêu hóa: đào thải các sản phẩm sau quá trình tiêu hóa mà cơ thể
không sử dụng được như chất xơ, xác vi khuẩn, dịch tiêu hóa thừa....dưới
dạng phân.
Hệ hô hấp: đào thải CO 2, là một sản phẩm sinh ra do chuyển hóa, nếu ứ
đọng CO 2 sẽ gây làm rối loạn hoạt động của cơ thể vì nồng độ CO 2 là một trong
những yếu tố điều hòa hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Da: bài tiết mồ hôi, qua đó tham gia điều nhiệt. Ngoài ra da còn đào thải
các ion như: natri, chì.
4. Điều hoà chức năng
Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh chúng ta không
ngừng đổi mới. Muốn tồn tại và phát triển đượccon người luôn cần thích ứng
được với những biến động của môi trường.
Chính vì vậy, con người đã có một cơ chế điều hòa chức năng, đây chính
là cơ chế điều chỉnh để ổn định hằng tính nội môi, nhằm tạo điều kiện cần
thiết cho các tế bào trong cơ thể hoạt động và từ đótạo ra sự hoạt động thống
nhất giữa các cơ quan, giữa các hệ thống cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể
với môi trường.
13