Page 20 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 20
năng khác của cơ thể như sự phát triển và bài tiết. Các yếu tố có vai trò trong
hoạt động điều hoà bằng đường thể dịch là các chất hoà tan trong máu và thể
dịch như nồng độ các chất khí, các ion, đặc biệt là các hormon.
4.2.1. Vai trò của nồng độ các chất khí trong máu: Duy trì nồng độ oxy và
CO 2 là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hằng tính nội môi.
- Oxy là một trong những chất chủ yếu cần cho các phản ứng hóa học
trong tế bào. Cơ thể có một cơ chế điều khiển để luôn giữ nồng độ oxy mức
ổn định. Cơ chế này chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính hoá học của hemoglobin
(Hb). Khi máu qua phổi, do phổi có phân áp oxy cao hơn ở máu, nên Hb dễ
dàng kết hợp với oxy để tạo thành oxyhemoglobin (HbO 2) và theo máu tuần
hoàn vận chuyển đến mô. Tại mô, do nồng độ oxy thấp, HbO 2 sẽ phân ly để
giải phóng oxy, nhường oxy cho tổ chức.
- CO 2 là một trong những sản phẩm cuối cùng chủ yếu của các phản ứng
oxy hóa trong tế bào. Nếu tất cả CO 2 sinh ra không được đào thải ra ngoài mà
tích tụ lại trong cơ thể sẽ làm ngừng tất cả các phản ứng chuyển hóa cung cấp
năng lượng cho tế bào. Nồng độ CO 2 được điều hòa nhờ cơ chế thần kinh.
Khi nồng độ CO 2 tăng sẽ kích thích trực tiếp vào trung tâm hô hấp, mặt khác
CO 2 còn tác động thông qua các bộ phận cảm thụ hóa học tại thành các mạch
máu lớn như quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh để tăng thông khí
nhằm đào thải CO 2, duy trì nồng độ CO 2 dịch ngoại bào ổn định.
+
+
2+
4.2.2. Vai trò của các ion trong máu: Các ion K , Na , Ca , Mg , Fe ,
2+
2+
¯
Cl , HCO 3ˉ ... đều đóng vai trò quan trọng trong điều hoà chức năng.
+
2+
+
Ion K , Na , Ca tham gia vào cơ chế tạo điện thế màng tế bào, dẫn
truyền xung động thần kinh. Rối loạn nồng độ những ion này làm mất tính ổn
định của nội môi và dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào.
2+
2+
Ion Ca , Mg tham gia vào cơ chế tác dụng và cơ chế giải phóng
hormon tại tế bào. Khi thay đổi nồng độ hai ion này dẫn đến rối loạn hoạt
động của một số hormon và chất truyền đạt thần kinh.
16