Page 14 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 14

2.2. Đặc điểm chịu kích thích

                                 Cơ thể sống có đặc tính chịu kích thích, nghĩa là có khả năng đáp ứng

                         lại các tác nhân kích thích bên ngoài môi trường cũng như bên trong cơ thể.

                                Các tác nhân kích thích có rất nhiều loại: tác nhân vật lý (cơ học, điện
                         học, quang học, nhiệt học), tác nhân hóa học, tâm lý học... Ví dụ: ánh sáng

                         làm co đồng tử, kích thích các tuyến tiêu hoá gây bài tiết dịch và enzym, ...

                         Khả năng chịu kích thích này có thể biểu hiện ở mức tế bào, cơ quan hoặc

                         toàn bộ cơ thể.

                                Cường độ tối thiểu gây ra đáp ứng với mỗi tác nhân kích thích được gọi
                         là ngưỡng kích thích. Ngưỡng kích thích thay đổi tuỳ thuộc đặc tính của từng

                         loại tế bào, từng loại cơ quan, từng cơ thể, tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích. Ví

                         dụ: sử dụng acid H 2SO 4 lần lượt với các nồng độ khác nhau từ thấp đến cao

                         (0,2%; 0,5%, 1%, 2%, 3%, 4% và 5%) đặt lên da bàn chân ếch, để xác định

                         nồng độ acid thấp nhất gây phản xạ gấp chân ếch. Nồng độ acid thấp nhất (xác

                         định được) gây ra phản xạ gấp chân ếch, được gọi là ngưỡng kích thích.

                         2.3. Đặc điểm sinh sản giống mình
                                Sinh  sản  giống  mình  là  phương  thức  tồn  tại  của  nòi  giống  của  loài.

                         Hoạt động sinh sản nằm trong “chương trình” của sự sống và được thực hiện

                         nhờ mã di truyền nằm trong phân tử DNA của các tế bào; nhờ đó mà nó tạo ra

                         được các tế bào con giống hệt tế bào mẹ. Mỗi khi có tế bào già, chết hoặc bị

                         hủy hoại do quá trình bệnh lý, các tế bào còn lại có khả năng tái tạo ra các tế

                         bào mới cho đến khi bổ sung được một số lượng phù hợp. Nhờ có đặc điểm

                         sinh sản này mà cơ thể có thể tồn tại và phát triển.
                                Ví dụ: hàng ngày trong cơ thể mỗi người có một lượng hồng cầu già

                         chết, thay vào đó thì mỗi ngày tủy xương cũng sản sinh một lượng hồng cầu

                         tương ứng. Do đó, trong điều kiện sinh lý số lượng hồng cầu luôn hằng định.

                         3. Nội môi, hằng tính nội môi

                         3.1. Nội môi
                         3.1.1. Khái niệm nội môi






                                                                 10
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19