Page 121 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 121
3.1.4.3. Ứng dụng trong ghép cơ quan
Ngoài màng hồng cầu, các kháng nguyên của hệ ABO cũng có thể tồn
tại ở một số nơi trong cơ thể, như: màng bạch cầu, màng tiểu cầu, màng các tế
bào nội mô mạch máu… Nên trong một số trường hợp ghép cơ quan, các
kháng thể của người nhận sẽ cố định trên các kháng nguyên của tạng ghép, dẫn
tới hiện tượng thải ghép.
3.1.4.4. Ứng dụng trong sản khoa
Một số trường hợp không có sự hòa hợp giữa máu mẹ và máu con, ví
dụ: mẹ nhóm máu O-huyết thanh có kháng thể miễn dịch anti-A, mang thai
nhóm máu A. Các kháng thể miễn dịch anti-A có thể qua màng nhau thai vào
tuần hoàn máu con, gây ra hiện tượng ngưng kết và vỡ hồng cầu bào thai. Hậu
quả, trẻ thường bị vàng da vài giờ sau khi sinh, tuy nhiên mức độ vàng da do
bất đồng nhóm máu hệ ABO mẹ-con thường nhẹ và có thể điều trị bằng
quang liệu pháp (mà không cần truyền máu thay thế).
3.2. Hệ nhóm máu Rh
Năm 1940, Landsteiner và Wiener đã tìm ra sự có mặt của một loại
kháng nguyên khác ở màng hồng cầu khỉ Macacus Rhesus. Sau đó các tác giả
cũng phát hiện ra ở một số người trên màng hồng cũng có loại kháng nguyên
này nhưng một số người thì không. Do vậy, kháng nguyên này được gọi là
+
kháng nguyên Rh. Người trong máu có kháng nguyên Rh được gọi là Rh và
-
người không có kháng nguyên Rh được gọi là Rh .
3.2.1. Các kháng nguyên
Rh là một hệ thống gồm nhiều kháng nguyên, có 6 kháng nguyên chính là
D, d, C, c, E và e. Trong đó kháng nguyên D là kháng nguyên mạnh nhất (do vậy
kháng nguyên này được đặt tên là kháng nguyên Rh), người có có kháng nguyên
+
D được gọi là người có mang yếu tố Rh và có kiểu hình nhóm máu Rh và người
không có kháng nguyên D được coi là người không mang yếu tố Rh và có kiểu
-
hình nhóm máu Rh .
+
-
Ở người da trắng tỷ lệ Rh là 80% - 85%, Rh là 15% - 20%
+
Người da đen tỷ lệ Rh là 100%
117