Page 119 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 119
+ Ghép cơ quan,
+ Sản khoa,
+ Giải thích về di truyền nhóm máu.
3.1.4.1. Ứng dụng trong truyền máu
Để tránh những tai biến xảy ra trong quá trình truyền máu, người ta đã
đề ra các quy tắc truyền máu:
+ Quy tắc được đề ra là: “không để cho kháng nguyên và kháng thể
tương ứng gặp nhau trong máu người nhận”.
Do vậy, phải truyền máu cùng nhóm. Ví dụ: lấy máu nhóm A truyền cho
người có nhóm máu A, máu nhóm B truyền cho người có nhóm máu B,…
+ Nếu không có máu cùng nhóm có thể truyền máu khác nhóm, nhưng
phải đảm bảo quy tắc “kháng nguyên trên màng hồng cầu người cho không bị
ngưng kết bởi kháng thể trong huyết thanh người nhận” và phải đảm bảo
truyền chậm với số lượng ít (không vượt quá 250 ml), theo dõi chặt chẽ.
Hình 9.2. Sơ đồ truyền máu
* Truyền nhầm nhóm máu:
Tức là để cho kháng thể và kháng nguyên tương ứng gặp nhau. Ví dụ
anti A gặp kháng nguyên A, anti B gặp kháng nguyên B. Kết quả sẽ xảy ra
hiện tượng ngưng kết hồng cầu dẫn tới tình trạng tan máu.
Hậu quả của truyền nhầm nhóm máu là:
115