Page 106 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 106

- Cơ quan đáp ứng: Bao gồm các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào

                         của cơ, mạch máu và các tuyến mồ hôi.

                         2.3.2. Cơ chế chống nóng và chống lạnh

                         2.3.2.1. Cơ chế chống nóng (hình 8.4B)
                              Trong môi trường nóng, cơ thể điều nhiệt bằng cách tăng thải nhiệt và

                         giảm sinh nhiệt, trong đó tăng thải nhiệt đóng vai trò chủ yếu.

                              - Giảm quá trình sinh nhiệt: Bao gồm ức chế run cơ và ức chế sinh nhiệt

                         hóa học dưới tác dụng của các catecholamin (adrenalin và noradrenalin). Ức

                         chế sinh nhiệt hoá học tức là làm giảm cường độ chuyển hoá các chất trong cơ
                         thể, do đó cơ thể uể oải, mệt mỏi. Nhưng các phản ứng chuyển hóa cũng là cơ

                         sở của các hoạt động sống, nên cường độ  chuyển hóa không thể giảm quá

                         nhiều được. Do vậy, giảm quá trình sinh nhiệt không có vị trí quan trọng bằng

                         tăng quá trình thải nhiệt trong cơ chế chống nóng.

                              - Tăng quá trình thải nhiệt là cơ chế chống nóng quan trọng của cơ thể. Nó

                         là kết quả của sự giãn mạch dưới da, tăng bài tiết mồ hôi và tăng thông khí:

                              + Giãn mạch dưới da khiến cho máu đến da tăng lên, một mặt làm tăng
                         nhiệt độ của da, làm dễ dàng cho tăng thải nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt;

                         mặt khác làm dễ dàng cho hiện tượng thấm nước qua da và tăng bài tiết mồ hôi.

                              Vì vậy, về mùa hè da dẻ chúng ta thường hồng hào hơn mùa đông.

                              + Tăng bài tiết mồ hôi: là phương thức thải nhiệt do bay hơi nước. Tuy

                         nhiên, khi tốc độ tiết mồ hôi cao, thì phần ống tuyến chỉ tái hấp thu được
                                                -
                                        +
                         1/2 lượng Na  và Cl  của mồ hôi sơ khai, nước cũng được tái hấp thu ít,
                         dẫn tới tình trạng thiếu nước, thiếu  muối. Vì vậy khi săn sóc người lao
                         động trong môi trường nóng, cần chú ý cho uống nước ngay trong lúc lao

                         động và uống từng ít một.

                              + Tăng thông khí thải nhiệt: nhiệt độ máu tăng cao tác động lên trung tâm

                         hô hấp làm tăng thông khí, tăng lưu lượng thở, tăng dòng khí đi qua các đường

                         dẫn khí để làm tăng sự đối lưu và bay hơi nước ở đường hô hấp trên. Hình thức
                         thải nhiệt này ở người không đáng kể, nhưng lại quan trọng ở một số loài vật bậc

                         thấp có ít hoặc không có tuyến mồ hôi và có nhiều lông (ví dụ ở loài chó) nên



                                                                102
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111