Page 103 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 103
chống nóng của người.
2.2.2.2. Thải nhiệt bằng bay hơi nước ở da:
Nước bay hơi ở da dưới hai hình thức là thấm nước qua da và bài tiết
qua mồ hôi:
+ Thấm nước qua da: lượng nước thấm qua da trung bình trong 1 ngày
đêm bằng 0,5 lít và gần như không thay đổi theo nhiệt độ không khí. Do đó tỏa
nhiệt theo hình thức thấm nước qua da cũng không có ý nghĩa quan trọng trong
phản ứng chống nóng.
+ Bài tiết qua mồ hôi: thải nhiệt theo bài tiết mồ hôi là phương thức quan
trọng nhất của cơ thể con người. Lượng mồ hôi bài tiết trong 1 giờ thay đổi từ
0 lít (trong môi trường lạnh) tới tối đa bằng 1,5 - 2,5 lít.
Nhưng mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi nó bay hơi trên da, mà lượng mồ
hôi có thể bay hơi được lại phụ thuộc vào độ ẩm của không khí và tốc độ gió.
Độ ẩm không khí cao cản trở sự bốc hơi nước, làm mồ hôi tiết ra đọng thành
nước trên da ít có tác dụng thải nhiệt và ta thấy nóng bức khó chịu (ví dụ: khi
trời sắp mưa). Quần áo không thoáng làm cản trở bốc hơi mồ hôi, vì lớp
không khí giữa da và quần áo nhanh chóng bị bão hòa hơi nước.
Cán cân thăng bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt của
cơ thể được thể hiện bằng Bilan (Bi) nhiệt, tính theo công thức:
Bi = Nhiệt chuyển hoá – (Nhiệt bay hơi + Nhiệt bức xạ + Nhiệt truyền)
2.3. Cơ chế điều hoà thân nhiệt
Thân nhiệt được điều hoà trên nguyên tắc: Lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể
bằng lượng nhiệt thải ra khỏi cơ thể cùng trong một khoảng thời gian.
99