Page 58 - Dược lý - Dược
P. 58
CÁC PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm và phân loại các phản ứng bất lợi của thuốc.
2. Trình bày được cơ chế của các ADR và những yếu tố nguy cơ làm tăng xuất hiện
ADRs.
3. Trình bày được một số ADR do dị ứng thuốc và nguyên tắc xử trí.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC
1.1. Khái niệm chung
Bất cứ một thuốc nào, cho dù có tác dụng điều trị nhiều hay ít đều tiềm ẩn trong nó
một khả năng gây hại đối với cơ thể. Mặc dù các thuốc khi được đưa vào sử dụng đều được
đảm bảo tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng, song trên thực tế dùng thuốc có nhiều thuốc
đã gây hậu quả nguy hiểm thậm chí tử vong cho người bệnh, người sử dụng.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới - WHO, “phản ứng có hại của thuốc
(Adverse Drug Reaction - ADR) là phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện
ở liều lượng thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh, hoặc làm
thay đổi một chức năng sinh lý. Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp thất bại trị
liệu, quá liều, lạm dụng thuốc, không tuân thủ và sai sót trong trị liệu”.
Phản ứng có hại của thuốc có thể dự đoán được (nghĩa là có thể kiểm soát, có thể
tránh được hoặc không) hoặc không thể dự đoán được; nó có thể xảy ra thường xuyên hoặc
không thường xuyên đối với một thuốc hay nhiều thuốc mà hậu quả của nó có thể nghiêm
trọng hoặc không nghiêm trọng. Việc phát hiện nhanh các ADR phụ thuộc vào thời gian xử
trí và công tác tổ chức hệ thống Cảnh giác Dược.
Tác dụng phụ của thuốc là một thuật ngữ không chính xác thường được sử dụng để
đề cập đến tác dụng không mong muốn của thuốc xảy ra trong phạm vi điều trị. Bởi vì tất
cả các thuốc đều có khả năng gây ADRs, phân tích rủi ro và lợi ích (phân tích các khả năng
lợi ích với nguy cơ ADR) là cần thiết bất cứ khi nào một loại thuốc được quy định.
Các phản ứng bất lợi do cơ chế tác dụng của thuốc (tác dụng ngoài tác dụng dược lý
của thuốc) đều dễ tiên lượng bởi các nghiên cứu dược lý tiền lâm sàng và lâm sàng. Song
51