Page 350 - Dược lý - Dược
P. 350
1.3. Phân loại dịch truyền
Dựa vào mục đích điều trị, dung dịch tiêm truyền được chia làm 3 nhóm:
- Dung dịch cung cấp nước và các chất điện giải: dùng trong trường hợp mất nước,
mất máu như: natri clorid 0,9%; glucose (dextro) 5%, kali clorid 2%; ringer lactat….
- Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: cung cấp từ 1500-3000 kcal mỗi
ngày với lượng protein từ 1-2 g/kg mỗi ngày. Bao gồm các dung dịch glucose ưu trương
(10%, 20%, 30%, 50%); các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin…
- Dung dịch thay thế máu: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch
dextran hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh albumin hoặc
lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
2. CÁC LOẠI DỊCH TRUYỀN THƯỜNG DÙNG
2.1. Dung dịch cung cấp nước và các chất điện giải
2.1.1. Natri clorid 0,9%
2.1.1.1. Tác dụng
+
Cung cấp nước và chất điện giải (Na ). Dung dịch 0,9% đẳng trương với dịch cơ thể.
-
Điều hòa cân bằng kiềm toan máu, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ Cl trong máu
(anion chính của dịch ngoại bào).
2.1.1.2. Chỉ định
+
-
Bù nước và điện giải (Na và Cl ) cho cơ thể trong trường hợp mất máu, mất nước
do nôn, ỉa chảy, sốt cao, sau khi bị nhiễm độc, liệt ruột sau phẫu thuật hoặc chuẩn bị phẫu
thuật.
Phòng và điều trị thiếu hụt natri do bài niệu quá mức hoặc ăn ít muối quá mức, phòng
co cơ (chuột rút) và mệt lả do ra mồ hôi quá nhiều vì nhiệt độ cao.
Dùng điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm natri nhẹ.
Dùng trong thẩm tách máu.
Làm dung môi pha một số thuốc tiêm khác.
2.1.1.3. Tác dụng không mong muốn
Tăng thể tích máu, tăng natri máu gây phù
-
Quá thừa Cl sẽ gây tăng thải HCO3 gây nhiễm toan máu
-
2.1.1.4. Chống chỉ định
343