Page 349 - Dược lý - Dược
P. 349
DỊCH TRUYỀN
MỤC TIÊU
1. Trình bày được vai trò của nước và các chất điện giải đối với cơ thể; khái niệm và
phân loại dịch truyền.
2. Trình bày được chỉ định, tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và cách dùng
của các dịch truyền thường dùng.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TRUYỀN
1.1. Vai trò của nước và các chất điện giải đối với cơ thể
Nước và các chất điện giải có ở mọi nơi trong cơ thể, được chia ra 2 khu vực chính
là trong và ngoài tế bào. Vai trò của nước:
Duy trì thể tích tuần hoàn từ đó duy trì huyết áp.
Làm dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa,
đào thải, vận chuyển các chất trong cơ thể và trao đổi chúng với ngoại môi.
Làm môi trường cho mọi phản ứng hóa học, tham gia một số phản ứng oxy hóa
khử, thủy phân…
Giảm ma sát giữa các màng tế bào.
Tham gia điều hòa nhiệt.
+
+
Các chất điện giải bao gồm các cation như: Na , K , Ca , Mg , Fe … và các anion
2+
2+
2+
2-
-
-
2+
như: Cl , HCO3 , HPO4 …tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể: Ca đối với dẫn truyền
2+
2+
+
-
+
thần kinh, K , Mg , Na trong chuyển hóa năng lượng; Fe trong vận chuyển oxy, Cl đối
với độ acid dạ dày. Vai trò của các chất điện giải là:
+
2-
-
+
Quyết định áp suất thẩm thấu của máu trong cơ thể (Na , K , Cl , HPO4 ).
Tham gia các hệ thống đệm trong cơ thể, quyết định pH điều hòa nội môi (HCO3,
2-
HPO4 ).
1.2. Khái niệm dịch truyền
Dịch truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền nhỏ giọt vào
tĩnh mạch với khối lượng lớn. Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần hoạt chất ở
những nồng độ khác nhau.
342