Page 344 - Dược lý - Dược
P. 344
Nhóm sulfat cần thiết cho sự gắn antithrombin III với thrombin. Trọng lượng phân tử: 6.000
- 30.000 (trung bình 12.000 D).
2.3.1. Tác dụng
+ Ức chế tác dụng của các yếu tố đông máu.
+ Chống kết dính tiểu cầu.
+ Hạ lipid máu, đặc biệt là hạ triglycerid (TG) do giải phóng lipoproteinlipase giúp
thuỷ phân TG thành acid béo và glycerol (liều thấp).
Cơ chế tác dụng:
+ Trong huyết tương có ATIII là một globulin làm mất hiệu lực của thrombin và của
các yếu tố IX, X, XI, XII đã hoạt hóa (rất chậm).
Heparin tạo phức với ATIII phức này thúc đẩy rất mạnh phản ứng antithrombin-
thrombin và cả phản ứng antithrombin với các yếu tố kể trên gấp 1.000 lần so với khi không
có mặt heparin.
2-
+ Mặt khác, nhờ tích nhiều điện âm do chứa nhiều gốc SO4 , nên heparin làm thay
đổi hình dạng của thrombin và prothrombin, giúp chúng dễ tạo phức với antithrombin.
2.3.2. Chỉ định
Điều trị và dự phòng các trường hợp huyết khối, tắc mạch ( trong khi truyền máu
hoặc trong tuần hoàn nhân tạo, viêm tắc tĩnh mạch, tắc động mạch phổi…nhồi máu cơ tim
giai đoạn cấp, dự phòng nghẽn mạch sau phẫu thuật tim, mạch máu, nhất là ở người già,
người có tiền sử viêm tắc mạch (chỉ dùng sau mổ 3 - 4 ngày).
2.3.3. Tác dụng không mong muốn
Chảy máu; viêm gan; dị ứng thuốc; rụng tóc; nhức đầu; buồn nôn hoặc nôn; giảm
tiểu cầu do hiện tượng miễn dịch dị ứng; loãng xương (với liều > 15.000 IU/24 h); tiêu mỡ
ở huyết tương (khi tiêm tĩnh mạch); ổ tụ máu, đau, hoại tử da và gân nếu tiêm dưới da dài
ngày…
2.3.4. Chống chỉ định
Cơ địa chảy máu (do giảm tiểu cầu, bệnh ưa chảy máu, thiếu hụt các yếu tố đông
máu, rối loạn thẩm thấu qua mạch, loét dạ dày - tá tràng tiến triển), vết thương, trong và
sau phẫu thuật ở não và tuỷ sống, mắt, chọc dò tủy sống, tai biến mạch máu não, suy gan,
suy thận, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, lao tiến triển…
337